0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 06/07/2023 15:30 (GMT+7)

Long An: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,41% GRDP

Theo dõi KT&TD trên

Báo cáo 6 tháng đầu năm của UBND tỉnh Long An, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,41% GRDP.

Long An: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,41% GRDP - Ảnh 1

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2023 của UBND tỉnh Long An. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,43%; trong đó: khu vực 1 tăng 3,71%; khu vực 2 tăng 3,4% và khu vực 3 tăng 4,06%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,1%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này chưa đạt được như kỳ vọng nhưng đây là mức tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023. Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,41% GRDP;

Cụ thể, về nông, lâm, thủy sản, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi; thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt; các cây trồng chủ lực có diện tích, sản lượng tăng hơn so với cùng kỳ như lúa, chanh, thanh long, mít, rau màu,… Tình hình tiêu thụ giá các mặt hàng nông sản tương đối thuận lợi, hầu hết giá đều tăng như: nếp, thanh long, chanh, mít,... Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ; chỉ xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ, đã kịp thời có biện pháp khống chế, không để lây lan trên diện rộng.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực, góp phần vào mức tăng trưởng chung của khu vực I; tình hình tiêu thụ thủy sản thuận lợi, giá tăng so với cùng kỳ như cá tra thương phẩm, cá tra giống,... Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi chủ lực. Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới được quan tâm; góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Kết quả cụ thể ngành nông lâm thủy sản như sau:

Về trồng trọt, tổng diện tích lúa gieo cấy năm 2023 ước 468.959 ha, đạt 93,6% kế hoạch, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch 264.488 ha, năng suất (khô) bình quân 6,8 tấn/ha, sản lượng 1,8 triệu tấn, đạt 63,9% kế hoạch, tăng 6,7%. Tình hình triển khai “Cánh đồng lớn” trên lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 được 200 lượt cánh đồng lớn có 18 doanh nghiệp với 3.196 hộ tham gia, diện tích thực hiện 14.620 ha, đạt 78,23% kế hoạch, giảm 1.191 ha so với cùng kỳ. Vụ Hè thu 2023 được 176 cánh đồng có 17 doanh nghiệp với 2.331 hộ tham gia, diện tích thực hiện 10.440 ha. Các cây trồng chủ lực khác phát triển ổn định. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh tương đối thuận lợi hơn so với cùng kỳ; giá bán hầu hết các sản phẩm nông sản đều tăng so với cùng kỳ như lúa Đông Xuân 2022-2023, chanh, thanh long,…

Lĩnh vực chăn nuôi, tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm tương đối ổn định. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin trên gia súc, cúm gia cầm được tập trung thực hiện; tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong 6 tháng đầu năm chỉ xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ, không xảy ra dịch lớn đã có biện pháp khống chế kịp thời, không lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi và ảnh hưởng đến công tác tái đàn vật nuôi và tình hình tiêu thụ gia súc, gia cầm của tỉnh.

Trong khi đó, về lâm nghiệp, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; diện tích rừng đến nay 21.667,8 ha, giảm 118,6 ha so với đầu năm; đẩy mạnh trồng cây phân tán để tăng độ che phủ; lũy kế từ đầu năm, đã trồng 40 ha rừng sau khai thác và 2.835 cây phân tán các loại. Công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô trong năm 2023 được tăng cường; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện đợt kiểm tra việc triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được tổ chức thực hiện nghiêm; từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy gây thiệt hại 01 ha rừng tràm 02 năm tuổi.

Đáng chú ý, lĩnh vực thủy sản đạt kết quả khả quan. Cụ thể, khai thác, nuôi trồng thủy sản tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực; 6 tháng đầu năm, tổng diện tích thả nuôi thủy sản toàn tỉnh ước 5.420 ha, đạt 56,6% kế hoạch và tăng 3,6% so với cùng kỳ và nuôi lồng/vèo 5.000 m3, đạt 33% kế hoạch và tăng 66%; đã thu hoạch 3.847,8 ha, sản lượng 44.134,5 tấn, đạt 58,8% kế hoạch, tăng 24,5%.

Để đạt được những thành quả trên, dưới sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Tỉnh ủy, giám sát thường xuyên của HĐND tỉnh, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh và sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Chính vì thế, sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện nhiều thuận lợi, tăng trưởng khá so cùng kỳ.

Thanh Trà

Bạn đang đọc bài viết Long An: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,41% GRDP. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.