0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 03/07/2023 08:22 (GMT+7)

Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Theo UBND tỉnh Long An, trong thời gian qua tỉnh tập trung triển khai kế hoạch thực hiện đề án chương trình nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2023 bước đầu đã có những tăng trưởng khá.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ caogóp phần tăng năng suất và sản lượng

Cụ thể, theo báo cáo kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của UBND tỉnh Long An, hiện UBND tỉnh đang triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Chương trình nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2023.

Theo đó, lũy kế đến nay, diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao là 46.929,4 ha, đạt 78,2% kế hoạch; diện tích rau ứng dụng công nghệ cao là 1.948,9 ha, đạt 97,5% kế hoạch; diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao là 4.087,4 ha, đạt 68,1% kế hoạch; diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao là 2.290,6ha, đạt 76,4% kế hoạch; diện tích tôm ứng dụng công nghệ cao là 22,7ha, đạt 22,7% kế hoạch; tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật trên con bò thịt chương trình công nghệ cao năm 2023 tại huyện Đức Hòa, Đức Huệ (87 người tham dự).

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi; thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt; các cây trồng chủ lực có diện tích, sản lượng tăng hơn so với cùng kỳ như lúa, chanh, thanh long, mít, rau màu,… Tình hình tiêu thụ giá các mặt hàng nông sản tương đối thuận lợi, hầu hết giá đều tăng như: nếp, thanh long, chanh, mít,... Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ; chỉ xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ, đã kịp thời có biện pháp khống chế, không để lây lan trên diện rộng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực, góp phần vào mức tăng trưởng chung của khu vực I; tình hình tiêu thụ thủy sản thuận lợi, giá tăng so với cùng kỳ như cá tra thương phẩm, cá tra giống,...

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi chủ lực.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm 2023, theo Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; tập trung giải quyết các công việc tồn đọng của quý II/2023 và triển khai các công việc của quý III/2023 đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian quy định.

UBND tỉnh tập trung sản xuất nông nghiệp, triển khai các giải pháp phấn đấu đạt nhiệm vụ tăng trưởng khu vực I năm 2023 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1954/UBND-KTTC ngày 15/3/2023.

Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ những kết quả đạt được, nhằm thúc đẩy và phát triển hơn nữa việc áp dụng chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Pháp triển Nông thôn cần chủ trì triển khai hiệu quả trên 3 lĩnh vực trọng tâm.

Thứ nhất, lĩnh vực nông nghiệp cần xây dựng và triển khai các kế hoạch hỗ trợ VietGAP, xây dựng chuỗi sản xuất nông sản an toàn, hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Triển khai thực hiện đề án phát triển ngành chế biến rau quả và thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp thì tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đảm bảo nguồn thịt sạch cho người tiêu dùng; tiếp tục khuyến khích áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời đẩy mạnh công tác tái đàn vật nuôi. Tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2025 của tỉnh. Tập trung chỉ đạo, quản lý chặt chẽ công tác tuần tra tại các khu vực biên giới, cửa khẩu; ngăn cấm tình trạng buôn lậu gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc mua bán các loài động vật hoang dã tại các huyện. Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống cháy rừng; đảm bảo công tác trực, cảnh báo và xử lý kịp thời tình huống xảy ra cháy rừng. Triển khai thực hiện các Đề án trồng rừng phòng hộ biên giới; Đề án trồng cây phân tán; Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thứ ba, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cần tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi tôm các huyện vùng hạ, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục thực hiện công tác quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản, kịp thời thông tin nhanh kết quả quan trắc, khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2023;

UBND tỉnh giao cho sở Công Thương chủ trì phối hợp triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục vận động doanh nghiệp tham gia đầu tư cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp ký hợp đồng với đơn vị thụ hưởng để triển khai thực hiện các đề án Khuyến công quốc gia năm 2023; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Duy trì và phát triển tốt mạng lưới thông tin thị trường, kịp thời nắm bắt và thông tin, khuyến cáo đến các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan những biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung rà soát, hỗ trợ, củng cố hoạt động của các hợp tác xã, thúc đẩy phát triển các hợp tác xã có hoạt động thực chất, hiệu quả và giải thể dứt điểm các hợp tác xã yếu kém.

Huyền Trâm

Bạn đang đọc bài viết Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Công an Thừa Thiên Huế khẩn trương ứng phó với bão số 4
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tham mưu phương án, kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, ứng phó tình hình mưa, bão.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.