0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 25/04/2023 15:45 (GMT+7)

Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước: Bài học giữ nước

Theo dõi KT&TD trên

Chiến thắng 30/4/1975 thống nhất đất nước là dấu son chói lọi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, thần thánh của dân tộc.

Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023 )
Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023 )

Mượn câu nói của ông Ba Quốc – nhà tình báo xuất sắc của ngành tình báo Việt Nam ở thế kỷ 20, để nói thay cho những các thế hệ đã dâng hiến cuộc đời họ cho đất nước, Tổ quốc, nhân dân có được ngày vui đại thắng… “Tình yêu chỉ có một và lý tưởng chỉ có một mà thôi”.

Tình yêu của ông Ba là tình yêu Tổ quốc, tình yêu gia đình, tình yêu dành cho cái đẹp và lẽ phải. Lý tưởng của ông cũng vậy, điều cao nhất ông hướng tới là hy sinh tất cả những gì mình có để đất nước có độc lập và hòa bình, người dân được hưởng hạnh phúc. Giờ đây, nhân chứng sống trong chiến tranh dần thưa vắng theo quy luật thời gian.

Bước sang thế kỷ 21, ngỡ tưởng hòa bình cho thế giới và nhân loại sẽ lan tỏa toàn cầu, mọi người được hưởng nhiều niềm vui khi hội nhập quốc tế sâu rộng. Trái lại, giờ đây cả thế giới đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế- xã hội bởi lạm phát gia tăng, suy giảm kinh tế, khí hậu biến đổi cực đoan, xung đột vũ trang giữa một số quốc gia dân tộc không những chưa thu hẹp mà còn nảy sinh nhiều cuộc xung đột mới; mâu thuẫn giữa các cường quốc thế giới, các châu lục theo khuynh hướng lập lại trật tự thế giới ngày càng rõ rệt. Địa chính trị đang có sự phân chia, cạnh tranh sâu sắc. Sự phụ thuộc của nước yếu vào nước mạnh, nước nhỏ vào nước lớn, phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc.

Quy luật là vậy, chiến tranh càng lùi xa, các thế hệ tham gia chiến tranh càng vợi dần và không còn nữa. Bài học dựng và giữ nước luôn và mãi là kinh nghiệm quý giá đã và đang tiếp tục được tổng kết, lưu giữ, kế thừa vận dụng sáng tạo từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ tiếp nối.

Vượt lên tất cả, được coi là thượng sách chính là làm thế nào để loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống dân tộc mình, quốc gia mình. Ngăn ngừa chiến tranh để thế giới được sống trong hòa bình, hạnh phúc là mục tiêu của con người trên toàn thế giới. Nhưng tình hình thế giới những thập niên đầu của thế kỷ 21 cho thấy, ước vọng đó còn khó khăn để thành hiện thực cho mọi quốc gia.

“Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy” là tư tưởng chiến lược xuyên suốt trong định hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta.

Nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đang tập trung tối đa cho nhiệm vụ Xây và Chống. Nhiệm vụ Xây được ưu tiên hàng đầu, trọng tâm là xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, vững mạnh toàn diện; xây dựng Đảng trong sạch, đủ năng lực, bản lĩnh lãnh đạo đất nước nhằm củng cố niềm tin của người dân với Đảng trong bối cảnh nhiều tác động tiêu cực chi phối niềm tin xã hội với Đảng, Nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, quản lý, giáo dục đảng viên rèn luyện tu dưỡng xứng đáng với danh xưng của mình. “Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”- kiểm soát, giám sát thực hiện điều lệ Đảng, đề cao đạo đức công vụ, bản lĩnh chính trị của người đảng viên; nuôi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng tận hiến, tận tụy đi đầu nêu gương của người cán bộ, đảng viên - người đầy tớ của nhân dân.

Xây dựng hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến cơ sở đủ năng lực quản trị đất nước, xã hội hiệu quả hơn; nhấn mạnh ưu tiên cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân đẩy nhanh việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; đề cao, giữ vững kỷ cương thượng tôn pháp luật, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

“Có thực mới vực được Đạo”, chỉ có nền kinh tế phát triển, dân phải giàu để nước mạnh. Nghĩa là, chỉ có thể giữ vững chế độ, bảo vệ được độc lập chủ quyền quốc gia khi đất nước có thực lực kinh tế mạnh, chính trị ổn định- trên dưới đồng lòng, toàn dân chung sức, quân dân một ý chí “ rượu hòa nước dưới trên một ngụm cha con”.

Xây dựng hạ tầng giao thông vận tải liên hoàn, khép kín nhằm kết nối vùng, địa phương trong lãnh thổ và quốc tế là ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Chính phủ những năm tới.

Cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, kiên trì chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nhiều thập kỷ qua được ví như “Chống giặc nội xâm” cũng không kém phần quyết liệt như đấu tranh với thù trong, giặc ngoài vậy. Dù đã đạt những kết quả khả quan, minh bạch công khai những thói hư, tật xấu tiềm ẩn phát ra từ cán bộ, đảng viên có chức quyền trong hệ thống chính trị, cơ quan công quyền nhưng thực tế cho thấy cuộc đấu tranh còn dài lâu. Phải kiên quyết sớm cắt bỏ các khối u ác tính đang “diễn biến hòa bình” “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng, chính quyền, mọi ngóc ngách cuộc sống. Kiên trì phương châm “bỏ một cành sâu để cứu cả cái cây”; “ xử lý một người để cứu muôn người”.

Chống sự trì trệ, bảo thủ sợ trách nhiệm, bao biện, không dám nghĩ, không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cũng là cuộc cách mạng lâu dài, gian khổ; cuộc đấu tranh trong từng con người, mỗi tổ chức mới chọn ra được đội ngũ cán bộ kế cận có tâm, tầm, trí tạo nên đột phá, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới chuyển về chất trong thập niên đầu thế kỷ 21.

Bác Hồ đã dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Hàng loạt vụ việc tiêu cực xảy ra thời gian qua chủ yếu do cán bộ lạm dụng quyền lực, lợi ích nhóm và tha hóa nhân cách, không thể đổ lỗi cho cơ chế. Khuyến khích để có nhiều người dân đủ đức, tài ứng cử và đắc cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia quản lý nhà nước, cộng đồng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân tán quyền lực.

Xây là biết phát hiện, đưa người tài vào bộ máy. Chống không chỉ là xử lý cán bộ vi phạm pháp luật, mà quan trong là hiện thực hóa mục tiêu bất cứ ai cũng “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng”. Như thế phải là kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý, hợp thời giữa Xây và Chống.

Đất nước ta đã hồi sinh và phát triển sau nhiều thập kỷ chiến tranh, bước đầu thoát khỏi nước có thu nhập đầu người ở mức trung bình thấp song vẫn còn bộn bề gian khó. Kiên định mục tiêu “đổi mới nhưng không đổi màu, không đổi hướng, hội nhập nhưng không bị hòa tan”, có thể rút ra nhiều bài học từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc để giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động khó lường.

Đảng ta luôn dõi theo, phân tích diễn biến tình hình quốc tế; dự báo xu thế phát triển, vận động của đời sống chính trị - kinh tế- xã hội toàn cầu, những tác động đến tình hình trong nước để tìm ra kế sách giữ cho đất nước luôn “trong ấm, ngoài êm”, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Văn Hùng

Bạn đang đọc bài viết Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước: Bài học giữ nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Công an Thừa Thiên Huế khẩn trương ứng phó với bão số 4
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tham mưu phương án, kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, ứng phó tình hình mưa, bão.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.