Khẩn trương thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi)
Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và của các Bộ ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước. Đông đảo người dân, cử tri tin tưởng, Luật Đất đai (sửa đổi) khi đi vào cuộc sống, sẽ phát huy mạnh mẽ nguồn lực đất đai, bảo đảm khoa học, nhân văn, hài hòa quyền và lợi ích, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội.
Khẩn trương thực hiện hiệu quả Luật Đất đai.
Do đó, các địa phương cần tập trung nghiên cứu ngay và có lộ trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn. Trong đó, quan trọng nhất là phải tổ chức thực xây dựng hệ thống văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, phải có sự đồng bộ giữa Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ ngành, Quy định của UBND tỉnh, thành phố khi Luật có hiệu lực để đảm bảo một thể thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện để đưa Luật đi vào cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của đất nước theo Nghị quyết Trung ương Đảng, tạo động lực để nước ta sớm trở thành một nước phát triển có thu nhập cao.
Theo các chuyên gia, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất. Đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…Do đó, cần bố trí nguồn lực, chuẩn bị ngay các điều kiện bảo đảm, ban hành và triển khai kế hoạch cụ thể để nhanh chóng đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương và 260 điều được Quốc hội thông qua vào ngày 18/1/2023 với 432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,63%). Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2025.
VŨ MINH