0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 06/09/2023 08:11 (GMT+7)

Indonesia - Thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Với dân số đông thứ 4 thế giới và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.

Theo số liệu của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Indonesia đạt 14,1 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm 2013. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 4,2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, năm 2023 kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia có thể đạt hoặc vượt mức 15 tỷ USD.

Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Đông Nam Á, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia tại Đông Nam Á. Đáng lưu ý, Việt Nam là nhà cung cấp có uy tín, chất lượng nhiều sản phẩm cho thị trường Indonesia như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa...

Indonesia - Thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam - Ảnh 1

Với dân số đông thứ 4 thế giới, Indonesia có dư địa lớn cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như:

  • Thực phẩm và đồ uống: Indonesia nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.

Một số nhóm hàng Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang Indonesia như phở, bún, mỳ ăn liền, sủi cảo, há cảo đông lạnh nhân thuỷ sản, thịt bò.

Về hoa quả đóng hộp có vải, nhãn, Indonesia không có lợi thế so sánh nhóm hàng này trong khi chưa mở cửa với quả vải và nhãn tươi của Việt Nam. Ngoài ra, còn có sữa và sản phẩm từ sữa, mật ong, cà phê uống liền, nước chanh leo…

  • Hàng tiêu dùng: Indonesia có tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng cao. Các mặt hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Indonesia như mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử, thời trang, nội thất…

  • Hàng công nghiệp: Indonesia có nhu cầu lớn về nguyên liệu, vật liệu sản xuất. Các mặt hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Indonesia như sắt thép, nhựa, cao su, dệt may, điện tử…

Để thuận lợi trong xúc tiến quảng bá sản phẩm, với đa số dân số theo đạo Hồi, Indonesia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ Halal lớn nhất thế giới. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia.

Bên cạnh việc doanh nghiệp chủ động tham gia xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng xuất khẩu sang Indonesia nhưng cần lưu ý biện pháp phòng vệ thương mại tại quốc gia này.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Indonesia hứa hẹn sẽ là thị trường lớn, hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Hồng Anh

Bạn đang đọc bài viết Indonesia - Thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.