Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ khiến nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.Hà Nội bị ngập sâu hàng chục cm, khiến giao thông rối loạn.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (28/9), khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của mưa dông khiến nhiều tuyến đường phố chìm sâu trong nước, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của người dân khi trận mưa diễn ra vào đầu giờ sáng, khi cả học sinh và người lao động cùng đổ ra đường đi làm, khiến giao thông rối loạn. Nhiều tuyến đường dẫn từ các quận ngoại thành đi trung tâm như Nghiêm Xuân Yên, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng đi trung tâm thành phố rơi vào tình trạng kẹt cứng, phương tiện không thể di chuyển, đứng im hàng giờ dưới mưa.
Mưa lớn khiến đường qua KĐT K5 Tân Triều ngập cục bộ.
Dưới đây là hình ảnh Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường ghi lại được về tình trạng ngập úng trên một số tuyến đường trên địa bàn TP.Hà Nội bị ngập cục bộ do mưa lớn trong sáng 28/9.
Một chiếc xe bus chết máy sau khi cố vượt qua đoạn đường ngập sâu hơn 30 cm trong KĐT Văn Quán Hà Đông. Phố Nguyễn Khuyến, Hà Đông ngập sâu gần 30 cm khiến phương tiện lưu thông qua đây buộc phải chọn tuyến đường khác. Một số người vẫn mạo hiểm điều khiển phương tiện vượt qua đoạn ngập sâu. Người dân lựa chọn dắt phương tiện qua các đoạn ngập sâu. Người dân sinh sống trong KĐT Văn Quán căng dây cảnh báo người đi đường về đoạn đường ngập sâu, ngắn người dân không đi vào tuyến đường này. Mưa lớn khiến cây xanh bật gốc chắn toàn bộ lối đi trong KĐT Văn Quán. Mưa lớn gây ngập lối vào KĐT Đại Kim. Do ảnh hưởng của mưa lớn, khiến đường Nguyễn Xiển nhiều chỗ ngập sâu đến 30 - 40 cm. Mưa lớn gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Phố Cửa Quán Hà Đông ngập sâu trong nước. (Ảnh Giang Huyền) Cán bộ công ty Thoát nước Hà Nội có mặt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, khăc phục sự cố ngập úng. Mưa lớn gây tắc cục bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi hướng về trung tâm TP Hà Nội. Một số tiểu thương chọn dừng lại trú mưa dưới chân vành đai 3 thay vì bon chen tham gia giao thông. (Ảnh Kế Toại) Một phần đường Nghiêm Xuân Yên bị ngập cục bộ, Dù lượng mưa lớn nhưng tuyến đường Quán Sứ không xảy ra ngập cục bộ, đảm bảo lưu thông tốt. Tắc cục bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi hướng về trung tâm TP Hà Nội nhìn từ trên cao. (Ảnh OFFB) Ảnh: Kế Toại.
Dự kiến trong năm 2025, có 45,5 ha đất sẽ được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo danh mục vừa được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương công bố.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Tiến độ thi công tổng thể các dự án thành phần đường song hành (đường đô thị) tại cả 3 địa phương, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, thuộc dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đến nay cơ bản bám sát kế hoạch đã đề ra.
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.
Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Năm 2024 đánh dấu sự gia tăng đáng kể việc dịch chuyển dân cư và đầu tư bất động sản xanh, bền vững tại các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
Dự kiến trong năm 2025, có 45,5 ha đất sẽ được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo danh mục vừa được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương công bố.
Dự án Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa ở xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng với số tiền hơn 17 tỷ đồng nhưng bị bỏ không nhiều năm khiến một số hạng mục xuống cấp trầm trọng.
Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lộ diện điểm “nóng” chứa đầy bất ổn, đó là việc thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, các chính sách gia hạn, giảm thuế và tiền thuê đất thời gian qua đã hỗ trợ hiệu quả, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho tăng trưởng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 vừa được công bố, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCOM: HBC) đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận sau thuế đạt 963 tỷ đồng, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ sau giai đoạn đầy khó khăn vừa qua.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận số 82/KL-TTCP về trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong đó chỉ ra nhiều vi phạm về xây dựng tại một số dự án bất động sản.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Tiến độ thi công tổng thể các dự án thành phần đường song hành (đường đô thị) tại cả 3 địa phương, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, thuộc dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đến nay cơ bản bám sát kế hoạch đã đề ra.
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
UBND tỉnh Nam Định yêu cầu đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng và môi trường trong quá trình sắp xếp bộ máy.