0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/02/2025 20:47 (GMT+7)

Hà Nội: Không để xảy ra “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị, yêu cầu kịp thời xử lý theo thẩm quyền, quy định, không để xảy ra các “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng.

Hà Nội: Không để xảy ra “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng
Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng.

UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận nội dung báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

UBND thành phố giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, triển khai theo đề xuất, kiến nghị của Sở Xây dựng, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với trật tự xây dựng trên địa bàn, không để phát sinh vi phạm, kịp thời xử lý theo thẩm quyền, quy định, không để xảy ra các “điểm nóng”; định kỳ hằng quý báo cáo kết quả về UBND thành phố.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong năm 2024, các trường hợp vi phạm cơ bản được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài cơ bản được giải quyết.

Một số địa bàn không phát sinh công trình vi phạm, như quận Hai Bà Trưng, thị xã Sơn Tây, hoặc có tỷ lệ công trình có vi phạm thấp, dưới 1% như quận Long Biên, Hà Đông, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, huyện Hoài Đức, Phú Thọ, Thanh Trì, Thường Tín.

Mặc dù năm 2024 tăng 7.061 công trình so với năm 2023, nhưng số công trình vi phạm trật tự xây dựng giảm 0,76% (tỷ lệ vi phạm giảm từ 2,51% xuống 1,75%). Tỷ lệ công trình vi phạm đang tiếp tục giải quyết giảm 11,2% (từ 47,4% xuống 36,2%) so cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, việc quản lý trật tự xây dựng chưa đồng đều, tổng hợp, báo cáo số liệu của UBND cấp huyện, đội quản lý trật tự xây dựng đô thị còn nhiều hạn chế, vẫn để phát sinh các vụ việc mới, một số nơi chưa kiểm soát chặt chẽ để xảy ra vi phạm gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, sự chủ động của các cơ quan chức năng, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và tổ chức còn hạn chế. Ở một vài nơi còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, đặc biệt đối với những trường hợp vi phạm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng…

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình trên địa bàn quản lý, 100% công trình xây dựng được kiểm soát, từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng ngay từ khi mới phát sinh.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Không để xảy ra “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng sốt đất ảo trước sáp nhập tỉnh, thành
Sau mỗi đợt sốt đất, nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần cẩn trọng trước những cơn sốt ảo, nhất là trong thời điểm chuẩn bị sáp nhập tỉnh, thành như hiện nay.
Giấc mơ nhà ở xã hội không xa vời
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang vào cuộc quyết liệt để hoàn thành 100 nghìn căn nhà ở xã hội ngay trong năm nay và 1 triệu căn đến năm 2030.

Tin mới

Xu hướng đồ uống healthy: Chìa khóa mới cho ngành F&B Việt
Xu hướng đồ uống healthy đang ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam. Với sự kết hợp giữa sức khỏe và sự sáng tạo trong sản phẩm, ngành F&B Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
Kinh doanh đa cấp: Cần một hành lang pháp lý vững chãi và sự giám sát nghiêm minh
Quyết định chấn chỉnh hoạt động KD theo phương thức đa cấp của Bộ Công Thương, thể hiện qua Văn bản số 2624, không chỉ là một phản ứng kịp thời trước những diễn biến tiêu cực mà còn là một động thái cần thiết để tái định vị vai trò của mô hình kinh doanh này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.