0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 19/11/2024 19:23 (GMT+7)

Hà Nội: Áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm

Theo dõi KT&TD trên

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội: Áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm
Toàn cảnh kỳ họp chuyên đề của HĐND Thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.

Quy định gồm 10 Điều đối với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và cá nhân, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước gồm: Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng, công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản, nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy và chữa cháy, nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu, chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động đã bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Hà Nội: Áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm
Một công trình vi phạm trật tự xây dựng tại huyện Hoài Đức.

Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời.

Về trình tự thủ tục chấm dứt biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, trong thời hạn 1 ngày kể từ khi nhận được giấy tờ quy định tại Điều 6 Nghị quyết này, người có thẩm quyền thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản về việc chấp hành của người vi phạm (theo mẫu biên bản số 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này).

Trong thời hạn 1 ngày kể từ khi lập biên bản kiểm tra, người có thẩm quyền thi hành công vụ báo cáo đề xuất người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết này xem xét, quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra và các văn bản, giấy tờ quy định tại Điều 6 Nghị quyết này, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết này ban hành quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước (theo mẫu quyết định số 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này).

Quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước phải được gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn 1 ngày kể từ khi ban hành quyết định.

Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước cung cấp lại dịch vụ điện, nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước...

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.