0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 12/04/2025 10:40 (GMT+7)

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Theo dõi KT&TD trên

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động mạnh đến nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc ứng phó với tác động của chính sách thuế quan thay vì chỉ phản ứng thụ động.

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động mạnh đến nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc ứng phó với tác động của chính sách thuế quan thay vì chỉ phản ứng thụ động.

Tại Họp báo quý I/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) nhận định, nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ, 6 nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2024.

Trong đó, với nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 93% tổng kim ngạch xuất khẩu, việc áp thuế đối ứng có thể khiến các doanh nghiệp FDI chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác, từ đó sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với nhóm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, các nhà sản xuất khu vực trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam. Khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng, các nhà sản xuất nội địa sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường thay thế, vì vậy kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này có thể suy giảm do phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm.

Ngoài ra, việc Mỹ đánh thuế cao lên tất cả các thị trường có thể làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng tới sức tiêu dùng hàng hóa và từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng
Trong quý II, các doanh nghiệp sẽ gặp áp lực lớn về giá và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Cục Thống kê cũng lưu ý, trong bối cảnh nếu Mỹ áp thuế đối ứng tới 46% đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp như điện tử, dệt, may, da giầy, gỗ, kim loại… trong quý II, các doanh nghiệp sẽ gặp áp lực lớn về giá và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ, do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu mới nếu không có sự chuyển hướng tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới kịp thời.

Mới đây nhất, tại Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ" vừa qua, tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu áp dụng chính sách thuế quan của Mỹ sẽ gây nhiều ảnh hưởng chung như làm giảm xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ. Nhiều quốc gia phản ứng và sau đó nhận được mức thuế cao hơn. Do đó, nếu “đánh qua đánh lại” sẽ xảy ra các cuộc "thương chiến”, làm suy thoái kinh tế khu vực, thế giới.

Ông Trương Minh Huy Vũ cũng đề xuất 7 nhóm giải pháp gồm: thúc đẩy xuất nhập khẩu; đầu tư công, tăng trưởng khả năng hấp thụ vốn đầu tư; thúc đẩy chi tiêu công, kích cầu tiêu dùng, du lịch và bình ổn thị trường; cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy dự án phục vụ an sinh xã hội; thúc đẩy động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong đó, về giải pháp xuất - nhập khẩu, cần có sự đàm phán để thống nhất được "gói giải pháp song phương" nhằm hạ nhiệt căng thẳng, mục tiêu đưa mức thuế trung bình sau đàm phán kỳ vọng. Tăng cường kiểm soát "gian lận xuất xứ" mà trọng tâm là siết chặt hàng chuyển tải từ các nước thứ ba qua Việt Nam để minh bạch chuỗi giá trị, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Bên cạnh đó là nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam, qua đó giúp tăng lượng hàng nhập khẩu công nghệ cao từ Mỹ một cách gián tiếp, đóng góp chung vào giảm thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia, nhấn mạnh tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế cũng như vượt qua rào cản liên quan đến xuất khẩu công nghệ cao trực tiếp từ Mỹ.

Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường, tăng cường hợp tác quốc tế và tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đang thực thị. Tăng xuất khẩu sang khu vực Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là các quốc gia có mức trao đổi thương mại tăng trưởng ổn định liên tục hằng năm với Việt Nam như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan. Đồng thời, phát triển chuỗi cung ứng nội khối ASEAN - RCEP - CPTPP; mở rộng hợp tác với Mexico, Canada để tận dụng hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada, mở kênh xuất khẩu gián tiếp qua Mỹ và tận dụng các FTA mà Việt Nam có với các quốc gia Trung Đông (CEPA, VIFTA) để mở rộng giao thương đến thị trường này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định, Mỹ vẫn là trung tâm công nghệ và tài chính toàn cầu, hai yếu tố mà Việt Nam không thể bỏ qua. Việc duy trì kết nối với thị trường này không chỉ để xuất khẩu, mà còn là cơ hội để tiếp cận vốn, công nghệ và thu hút các chuỗi giá trị cao.

Bảo Thoa

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhận diện các chiêu trò lừa đảo online tinh vi nhất hiện nay
Thế giới số hóa mang đến vô vàn tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro ngày càng tinh vi. Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không ngừng tiến hóa, sử dụng công nghệ hiện đại và thủ thuật tâm lý tinh tế để đánh lừa ngay cả những người dùng internet thông thạo nhất.
Không khí kỷ niệm lan tỏa trong các quán cà phê tại Sài Gòn
Khi Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một không khí đặc biệt không chỉ hiện diện trên các tuyến đường hay công trình công cộng mà còn len lỏi vào từng góc nhỏ của đời sống thường nhật.
Đồ uống thế hệ mới: Khi cà phê, trà sữa, bia đều 'đổi mình' để sống còn
Cuộc chơi trong ngành đồ uống không còn đơn thuần là hương vị hay thương hiệu. Trong kỷ nguyên của mạng xã hội, sức khỏe và lối sống bền vững, những ly cà phê thơm nồng, cốc trà sữa béo ngậy hay chai bia mát lạnh đang buộc phải thay đổi để thích nghi với một thế hệ người tiêu dùng mới: