0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 13/01/2025 06:39 (GMT+7)

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Theo dõi KT&TD trên

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, với những yếu tố thúc đẩy tài chính, công nghệ và thương mại quốc tế.

Sự hồi phục kinh tế sau những giai đoạn biến động lớn trong những năm qua tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mới, buộc các quốc gia phải tìm kiếm những động lực tăng trưởng bên vững.

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới mức 2 con số trong giai đoạn tiếp theo. Ngay từ đầu năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định liên quan đến việc miễn, giảm, giãn, hoãn thuế đến hết tháng 6/2025 cho các doanh nghiệp (DN) triển khai thực hiện. Việc miễn, giảm, giãn, hoãn thuế này không chỉ hỗ trợ cho DN, mà còn hỗ trợ ngay cho người dân để có thể mua được hàng hóa nhiều hơn, thực hiện kích cầu trong nước.

Dù các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng được chú trọng, song theo khẳng định của giới chuyên gia, về lâu dài cần phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.  
Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Cụ thể, về đầu tư, kế hoạch năm 2025, các bộ, ngành và địa phương sẽ phải thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư công khoảng 295 nghìn tỷ đồng, cộng với số chuyển tiếp của năm 2024 theo quy định của pháp luật khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng. Đây là con số rất lớn, nếu chúng ta giải ngân được hết số vốn này thì sẽ tạo động lực để thu hút các thành phần kinh tế khác, làm vốn mồi để thu hút, thúc đẩy tăng trưởng.

Về tiêu dùng, năm 2025 được xác định sẽ là năm thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện. Theo đó, năm 2025 sẽ tập trung kích cầu tiêu dùng trong nước, trong đó có thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể, phấn đấu thu hút 120 -130 triệu lượt khách du lịch trong nước và khoảng 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đây là một trong những nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng.

Đối với xuất khẩu, sẽ đẩy mạnh 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, trong đó có thị trường hàng hóa Halal. Đây cũng là một trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo chuyên gia của Ngân hàng UOB, dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024, kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ chính quyền Mỹ, UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2025 lên 7%. UOB cho rằng các động lực trong nước như: sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp thêm cho tăng trưởng chung.

Ngân hàng HSBC cũng đặt ra kỳ vọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khi ngành sản xuất đã thoát khỏi khó khăn của năm 2024 một cách mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu với mức hai chữ số... Tiếp nối đà hồi phục của năm cũ, HSBC tiếp tục dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam ở mức 6,5%.

Ngân hàng này nhận định, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia năng động bậc nhất châu Á. Cũng như thế giới, Việt Nam lấy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh làm động lực quan trọng để phát triển.

Theo các chuyên gia kinh tế, dư địa đẩy mạnh đầu tư công vẫn còn nhiều. Bức tranh về ngân sách Nhà nước và nợ công của Việt Nam hiện ở trạng thái tích cực, từ đó tạo nhiều dư địa cho việc gia tăng thêm nợ vay của Chính phủ và thúc đẩy chi tiêu đầu tư công.

Bên cạnh đó, tầm nhìn của Chính phủ về tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030 là 7,5 - 8,5%/năm. Do vậy, yếu tố then chốt để đạt được kế hoạch tăng trưởng GDP này phần lớn sẽ đến từ các hoạt động giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, khi các luật mới ban hành có hiệu lực.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản bất ngờ tăng mạnh
Kể từ cuối tháng 6 đến nay, nhóm cổ phiếu bất động sản bất ngờ bứt phá mạnh mẽ. Đáng chú ý, không chỉ những doanh nghiệp có nền tảng tài chính tốt ghi nhận đà tăng, mà cả các công ty đang thua lỗ, bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục cũng liên tục có chuỗi phiên tăng trần.

Tin mới

Đua “săn” ngôi nhà thứ hai ven biển TP.HCM: Casa dẫn đầu với vị thế tài sản nghỉ dưỡng “truyền đời”
Sở hữu vị trí “ven biển, chạm phố”, kết nối trung tâm TP.HCM, toàn vùng và toàn quốc qua hệ thống hạ tầng hiện đại, phân khu Casa thuộc Blanca City nổi bật như khoản đầu tư “second home” chiến lược, vừa phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vừa mang lại khả năng kinh doanh và tăng trưởng giá trị.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp
Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Siết chặt kiểm tra, xử lý găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Bộ Công thương đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương, lực lượng quản lý thị trường và doanh nghiệp chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.