0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 29/07/2024 15:21 (GMT+7)

Giá vé hàng không tăng chóng mặt trong tháng 7

Theo dõi KT&TD trên

Nhìn vào báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 7 giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%, đây cũng là ngành có mức tăng cao nhất trong tháng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,48% so với tháng trước, do giá xăng dầu tăng, giá điện sinh hoạt và mức đóng bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới.

Tháng 7: Giá vé hàng không tăng chóng mặt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,48% - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

GSO cho hay, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, trong tháng 7, giá các loại thực phẩm đang có xu hướng tăng nhẹ, mức tăng khoảng 0,31%. Cụ thể, so với tháng trước giá thịt lợn tăng 0,79%.

Tính tới ngày 25/7, giá thịt lợn hơi dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg. Tương tự, giá mỡ động vật tăng 1,45%; thịt quay, giò chả tăng 0,49%; nội tạng động vật tăng 0,39%.

Giá nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 0,32%, trong đó giá rau dạng quả, củ tăng 2,06%; rau gia vị tươi, khô các loại tăng 1,19%; su hào tăng 1,02% do nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng cao theo mùa du lịch.

Giá quả tươi, chế biến tăng 0,33%, trong đó giá xoài tăng 2,48%; quả tươi khác như dưa hấu, nho, nhãn, đu đủ tăng 0,73%; táo tăng 0,12% do nhu cầu tăng cao trong dịp hè.

Giá trứng tươi các loại tăng 1,99% và trứng đã chế biến tăng 0,31%. Giá đồ gia vị tăng 0,5%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,42%; đường, mật tăng 0,24%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,12%; sữa, bơ, phô mai tăng 0,11%.

Cũng trong tháng 7, nhóm hàng giao thông tăng 1,45% so với tháng trước. Trong đó, giá dầu diesel tăng 4,07%, giá xăng trong nước tăng 3,55% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Đặc biệt, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%; đường sắt tăng 4,4%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,04%; vận tải hành khách kết hợp tăng 0,01% do nhu cầu đi lại trong dịp hè tăng.

Bên cạnh đó, giá phụ tùng, thuê ô tô tự lái,... có xu hướng tăng nhẹ. Ở chiều ngược lại, giá xe ô tô, xe máy mới có xu hướng giảm do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô áp dụng các chương trình ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm ô tô.

Theo báo cáo của GSO, nhóm dịch vụ đang có mức tăng cao nhất trong tháng 7, so với tháng trước tăng 3,77%.

Nguyên nhân chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ chăm sóc người già tăng 2,5% so với tháng trước; sửa chữa đồng hồ đeo tay, đồ trang sức tăng 0,47%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,24%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,3%. Chiều ngược lại, giá đồ trang sức giảm 0,44% theo giá vàng trong nước; máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân giảm 0,08%.

Bình quân 7 tháng năm nay, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm ngoái; lạm phát cơ bản tăng 2,73%.

BN

Bạn đang đọc bài viết Giá vé hàng không tăng chóng mặt trong tháng 7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.