0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 07/04/2025 19:43 (GMT+7)

Giá vàng, cổ phiếu "lao dốc" trong ngày đầu tuần

Theo dõi KT&TD trên

Trước thềm đợt áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ​​diễn ra vào cuối tuần, thị trường vàng, chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương "lao dốc" không phanh.

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch hôm nay (7/4), giá vàng tuột khỏi mốc 3.000 USD/ounce, giao dịch tại mức 2.984 USD/ounce, giảm tới hơn 50 USD/ounce so với chốt phiên cuối tuần trước. Sau đó, giá vàng hồi phục lên trên mốc 3.000 USD/ounce, giao dịch là 3.025,9 USD/ounce, song vẫn giảm hơn 10 USD/ounce so với phiên cuối tuần qua.

Hai cuộc khảo sát của hãng Kitco về giá vàng trong tuần này đa số dự báo gia tăng. Theo cuộc khảo sát với sự tham gia của 16 chuyên gia, 5 người nghĩ giá tăng, 8 người cho rằng giá giảm, 3 người dự báo giá đi ngang.

Giá vàng, cổ phiếu
Giá vàng, cổ phiếu "lao dốc" trong ngày đầu tuần.

Cuộc khảo sát qua mạng với sự tham gia của 273 nhà bán lẻ cho thấy, 61% nhìn nhận giá tăng, 26% nghĩ giá giảm, số còn lại cho rằng giá đi ngang.

Thị trường chứng khoán châu Á cũng "lao dốc" không phanh sau khi ông Trump áp thuế nặng tay lên Trung Quốc.

Thị trường Hong Kong - Trung Quốc dẫn đầu mức giảm trong khu vực, với Hang Seng giảm 8,95%. Chỉ số chuẩn Taiex của Đài Loan giảm 9,62% xuống 19.249,82, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2024.

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 5,92% xuống mức thấp nhất trong 18 tháng. Topix giảm mạnh 5,94%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã thu hẹp một số mức lỗ, giảm 4,11% trong phiên gần nhất, trong khi chỉ số vốn hóa nhỏ Kosdaq giảm 3,41%.

Các quan chức kinh tế hàng đầu của ông Trump hiện bác bỏ mọi lo ngại về lạm phát và suy thoái, tuyên bố rằng thuế quan vẫn duy trì bất kể thị trường biến động ra sao.

Cổ phiếu tại Mỹ chứng kiến đợt bán tháo mạnh vào thứ Sáu tuần trước, sau khi Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế mới đối với hàng hóa của Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu dẫn đến suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 2.231,07 điểm, tương ứng 5,5%, xuống 38.314,86 hôm thứ Sáu, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2020 trong đại dịch Covid-19. Chỉ số S&P 500 giảm mạnh 5,97% xuống 5.074,08, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020.

Nasdaq Composite - bao gồm nhiều công ty công nghệ sản xuất và bán hàng cho Trung Quốc - tiếp tục giảm 5,8% xuống còn 15.587,79. Điều này khiến chỉ số giảm mạnh 22% so với mức kỷ lục của tháng 12, thể hiện thị trường xuống dốc theo cách đánh giá của Phố Wall.

Tuệ Lâm (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Giá vàng, cổ phiếu "lao dốc" trong ngày đầu tuần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cuộc thanh lọc ngành F&B: Thách thức và xu hướng 2025
Năm 2024, ngành F&B Việt Nam trải qua “cuộc thanh lọc” khốc liệt với hàng chục nghìn cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, thách thức cũng mở ra cơ hội. Năm 2025, doanh nghiệp muốn tồn tại phải linh hoạt, sáng tạo và nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới.
Cơ hội nào cho startup ngành đồ uống trong sân chơi toàn cầu hóa?
Thị trường đồ uống toàn cầu đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều không gian sáng tạo cho các startup đầy tham vọng. Những thương hiệu lớn với lịch sử hàng thập kỷ như Coca-Cola, PepsiCo hay Nestlé vẫn chiếm lĩnh thị phần khổng lồ, nhưng không còn độc quyền về sự đổi mới.
Mỹ áp thuế tôn mạ Việt Nam 40-88%
Thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%, theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ.
Nhượng quyền đồ uống – Mô hình dễ gia nhập nhưng khó thành công?
Thị trường đồ uống tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với vô số thương hiệu nội địa và quốc tế cạnh tranh gay gắt. Nhượng quyền đồ uống trở thành xu hướng phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ với mơ ước làm giàu nhanh chóng.

Tin mới

Xu hướng đồ uống đang thay đổi ra sao?
Thời gian gần đây, ngành đồ uống Việt Nam chứng kiến một sự dịch chuyển đáng chú ý trong sở thích tiêu dùng của giới trẻ. Sau cả thập kỷ thống trị của trà sữa trân châu, làn sóng ưa chuộng mới đang dần hình thành, báo hiệu thay đổi trong văn hóa thưởng thức đồ uống của người trẻ Việt.
Phúc Long: Giữ gìn bản sắc Việt, vươn mình cùng thế hệ Gen Z
Phúc Long không chỉ là thương hiệu trà và cà phê nổi tiếng, mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa bản sắc Việt và xu hướng hiện đại. Thương hiệu này không ngừng đổi mới để gần gũi hơn với giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z, qua những chiến dịch sáng tạo và không gian thưởng trà độc đáo.