Giá gas hôm nay 11/5, cập nhật giá gas mới nhất
Giá gas mới nhất tại thế giới và trong nước hôm nay 11/5. Cập nhật giá gas thế giới, giá gas trong nước được cập nhật mới nhất.
Giá gas thế giới 11/5
Tính đến sáng ngày 11/5 (giờ Việt Nam), giá gas thế giới giảm 2,13%, lên mức 2,252 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.
Hải quan Trung Quốc cho biết, nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) đã nhập khẩu 43 triệu tấn khí đốt tự nhiên trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2024, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng tháng 4 đã chứng kiến nhập khẩu 10,3 triệu tấn, làm nổi bật đà nhập khẩu khí đốt tiếp tục.
Theo Natural Gas World của Canada, nhập khẩu khí đốt tăng vọt có thể là do giá LNG toàn cầu giảm.
Theo dữ liệu hải quan, giá nhập khẩu khí đốt trung bình giảm 15% trong giai đoạn này. Trung Quốc nhập khẩu khí đốt qua đường ống và ở dạng hóa lỏng, nhưng báo cáo hải quan không cung cấp chi tiết nhập khẩu theo chủng loại. Tổng giá trị khí đốt được mua trong bốn tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD.
Quốc gia lớn nhất châu Á này cũng nhập khẩu thêm 28,6% sản phẩm dầu tinh chế và 2% dầu thô trong cùng kỳ báo cáo so với năm ngoái.
Reuters lưu ý, các lô hàng từ Trung Quốc đã tăng 1,5% so với cùng kỳ vào tháng trước sau khi giảm 7,5% trong tháng 3. Nhập khẩu trong tháng 4 tăng 8,4%, đảo ngược mức giảm 1,9% trong tháng 3.
CNBC đưa tin, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng trong tháng trước, cũng như nhập khẩu từ Mỹ và EU, mặc dù xuất khẩu sang cả ba nước này đều giảm.
Nga là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu sang Trung Quốc. Vào năm 2023, lượng dầu mua từ Nga của nước này đã tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng mua LNG tăng 23%. Việc cung cấp khí đốt qua đường ống Power of Siberia đã tăng 1,5 lần trong năm ngoái lên mức kỷ lục 22,7 tỷ mét khối (bcm).
Nga chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang châu Á sau khi mất khách hàng ở châu Âu do các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.
Trung Quốc cũng nhập LNG từ Úc, Qatar và khí đốt qua đường ống từ các nước Trung Á. Nga, Ả Rập Saudi và Iraq là những nguồn nhập khẩu dầu thô chính của Trung Quốc vào năm 2023.
Theo hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay, kinh doanh với EU, đối tác lớn thứ 2 của nước này, giảm 1,8%, chiếm 12,7% giá trị ngoại thương. Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia, chiếm 15,8% tổng giá trị ngoại thương của Trung Quốc. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, chiếm 10,6% tổng thương mại.
Giá gas trong nước 11/5
Bắt đầu từ ngày 1/5, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm hơn 7.000 đồng/bình với loại bình 12kg.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Tại thị trường miền Nam, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (Gas South) giảm giá gas các nhãn hiệu Gas Dầu Khí, VT - Gas, A Gas, Đăk Gas, JP Gas, Đặng Phước Gas như sau: giảm 417 đồng/kg, tương đương khoảng 5.000 đồng/bình 12kg. Với mức giảm này, giá gas bán lẻ khi đến tay người tiêu dùng là 461.900 đồng/bình 12kg. (đã bao gồm VAT).
Theo ông Nghiêm Xuân Cường, Trưởng phòng Kinh doanh Gas dân dụng & Thương mại - Tổng Công ty Gas Petrolimex, nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động tỷ giá USD nên Tổng Công ty Gas thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 3 lần tăng và 2 lần giảm giá.
H.A