0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 14/10/2024 14:02 (GMT+7)

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?

Theo dõi KT&TD trên

Từ ngày 11/10/2024, với mức tăng 4,8% giá điện bán lẻ bình quân của Việt Nam là 2.103,1159 đồng/kWh. Vậy so với các nước trên thế giới, giá điện Việt Nam cao hay thấp?

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới? - Ảnh 1
Theo EVN, giá điện tăng lần này tác động đến các đối tượng khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào mức tiêu thụ và hành vi sử dụng điện của từng nhóm. Ảnh minh họa, nguồn: Hoàng Giám

Vì sao EVN tăng giá điện?

Ngày 11/10 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1046 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Lý giải về lí do tăng giá điện thêm gần 5%, EVN cho biết, dựa trên 3 cơ sở quan trọng để quyết định giá điện trong đợt điều chỉnh lần này.

Cụ thể, ở định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu "áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng" và "xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định".

Việc điều chỉnh giá bán lẻ lần này cũng được thực hiện theo Quyết định số 05/2024 ngày 26/3 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Về thực tiễn, EVN cho biết giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ... Các yếu tố đầu vào nêu trên khi có biến động lớn sẽ tác động lớn đến giá thành khâu phát điện (chiếm 83% giá thành) cũng như giá thành điện thương phẩm.

Theo EVN, trong năm 2023, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, nước về các hồ thủy điện rất thấp nên vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6), hầu hết hồ thủy điện lớn miền Bắc đã suy giảm về mức nước chết.

Một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, không đảm bảo khả dụng để huy động theo nhu cầu hệ thống. Nắng nóng diễn ra trên diện rộng và kéo dài.

Trước tình hình này, EVN phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện, kể cả phát dầu để đảm bảo việc cung cấp điện cho đời sống người dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cả nước.

Tỷ trọng nguồn điện năm 2023 diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Trong đó, các nguồn có giá mua rẻ là thủy điện giảm từ 38% xuống 30,5%, tỷ trọng các nguồn điện có giá mua đắt (nhiệt điện than) và giá mua rất đắt (nhiệt điện dầu) tăng từ 35,5% lên 43,8%.

Bên cạnh đó, nhu cầu phụ tải tăng cao qua các năm, trong khi không có nhiều công trình nguồn điện mới giá rẻ đi vào vận hành. Tổng sản lượng điện mua, nhập khẩu tại điểm giao nhận tăng thêm 11,8 tỷ kWh so với năm 2022, tương ứng mức tăng 4,6%.

Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong khi các nguồn điện giá rẻ hiện hữu chỉ đáp ứng được một phần, EVN phải mua điện bổ sung từ các nguồn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện như các nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhiệt điện dầu.

Tuy nhiên, giá các loại nhiên liệu than, khí năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2020 và 2021.

Ngoài ra, giá than pha trộn của TKV và TCT Đông Bắc cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện vẫn duy trì ở mức cao hơn 29-35% so với năm 2021 và có sự điều chỉnh việc sử dụng than pha trộn của các nhà máy nhiệt điện từ than rẻ hơn sang than có giá cao hơn.

Mặt khác, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2023 so với năm 2022 đã làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) hoặc giá mua nhiên liệu bằng ngoại tệ (USD).

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu?

Với việc điều chỉnh tăng 4,8% giá điện theo giá bình quân hiện hành, giá điện của Việt Nam sẽ 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), nghĩa là bằng 0,084 USD/kWh.

Theo thống kê của Global Petrol Prices, giá điện trung bình toàn cầu đối với hộ gia đình là 0,156 USD/kWh, trong khi đối với doanh nghiệp là 0,150 USD/kWh.

Tại châu Âu, giá điện hộ gia đình là cao nhất, đạt mức 0,28 USD/kWh, trong khi châu Á ghi nhận mức giá thấp nhất với 0,082 USD/kWh. Các khu vực khác như châu Phi (0,119 USD/kWh), Úc (0,236 USD/kWh), Bắc Mỹ (0,142 USD/kWh) và Nam Mỹ (0,185 USD/kWh) nằm ở khoảng giữa.

Đan Mạch hiện là nước có giá điện cao nhất với mức 0,538 USD/kWh (khoảng 12.639 đồng/kWh). Tiếp theo là Đức (0,530 USD/kWh - 12.441 đồng/kWh), Anh (0,479 USD/kWh), Áo (0,47 USD/kWh), Ý (0,47 USD/kWh),....

Về giá điện cho doanh nghiệp, châu Âu cũng dẫn đầu với mức 0,195 USD/kWh, còn giá thấp nhất được ghi nhận tại châu Phi và châu Á lần lượt ở mức 0,108 USD/kWh và 0,082 USD/kWh. Các khu vực khác như Bắc Mỹ (0,161 USD/kWh) và Nam Mỹ (0,189 USD/kWh) cũng có mức giá đáng chú ý.

Trong số 147 quốc gia và vùng lãnh thổ được thống kê, Việt Nam xếp thứ 43, thuộc nhóm quốc gia có giá điện thấp trên thế giới. Đáng chú ý, mức giá này cao hơn một số nước trong khu vực như Lào và Malaysia, nhưng vẫn thấp hơn Indonesia (0,092 USD/kWh), Thái Lan (0,128 USD/kWh) và Singapore (0,250 USD/kWh).

Khách hàng phải trả thêm bao nhiêu tiền với mức giá mới?

Việc tăng giá điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên mức tăng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bậc thang tính giá điện.

Cụ thể, đối với nhóm khách hàng sinh hoạt, EVN cho biết tỷ lệ sử dụng điện hiện được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao. Với các hộ gia đình sử dụng điện dưới 50 kWh, mức tiền điện phải trả tăng thêm khoảng 4.350 đồng/hộ/tháng. Theo đó, nhóm hộ sử dụng từ 51-100 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 8.850 đồng/hộ/tháng.

Nhóm hộ sử dụng từ 101-200 kWh (chiếm 34,31% số hộ sinh hoạt, là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tiền điện tăng thêm khoảng 19.250 đồng/hộ/tháng.

Nhóm hộ sử dụng điện từ 201-300 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 32.350 đồng/hộ/tháng.

Nhóm hộ sử dụng điện từ 301-400 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 47.050 đồng/hộ/tháng.

Nhóm hộ sử dụng điện từ 400 kWh trở lên, mức tiền điện tăng thêm khoảng 62.150 đồng/hộ/tháng.

Theo tính toán, đơn vị kinh doanh dịch vụ có khoảng 547.000 khách hàng, trước đây trung bình mỗi tháng trả 5,17 triệu đồng tiền điện. Sau điều chỉnh, khách hàng ở nhóm này sẽ trả thêm khoảng 247.000 đồng mỗi tháng.

Đơn vị sản xuất có 1,921 triệu hộ, trung bình mỗi tháng trả 10,38 triệu đồng. Sau điều chỉnh, tiền điện tăng thêm 499.000 đồng/tháng. Đây cũng là nhóm khách hàng chịu tác động lớn nhất trong đợt điều chỉnh giá điện lần này.

Đơn vị hành chính sự nghiệp có khoảng 691.000 khách, trung bình mỗi tháng trả 1,93 triệu đồng. Sau điều chỉnh, số tiền phải trả tăng thêm 91.000 đồng/tháng.

Hộ nghèo và hộ gia đình chính sách được hỗ trợ khoảng 62.500 đồng tiền điện/tháng

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội về vấn đề tiền điện hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 28 ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Các hộ chính sách xã hội sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Mức hỗ trợ hộ nghèo hộ và hộ chính sách (áp dụng theo quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 của Bộ Công Thương) là 59.500 đồng/hộ/tháng. Nếu áp dụng theo giá mới thì mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 62.500 đồng/tháng.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.