0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 27/10/2023 07:17 (GMT+7)

EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện

Theo dõi KT&TD trên

Cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự thay đổi lớn, EVN chỉ còn nắm giữ khoảng 37% nguồn điện (gồm trực tiếp và gián tiếp). Trong khi đó, các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% nguồn điện của cả nước.

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), năm 2023, trong số gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023 tỷ lệ sở hữu, trực tiếp quản lý nguồn điện của các doanh nghiệp năng lượng Nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện chỉ nắm giữ khoảng 47% công suất đặt.

Trong đó EVN nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các tổng công ty phát điện), TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thủy điện nhỏ.

EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện - Ảnh 1
EVN chỉ còn nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% nguồn điện.

Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.

Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực, tính đến nay, chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn. Trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần. Nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.

Như vậy, EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006. Thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 11% là trực tiếp.

Số này chủ yếu là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quan trọng như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Trị An. 26% còn lại là của 3 tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2 và Genco 3) thuộc EVN.

Các công ty này đang trong quá trình cổ phần, do vậy tỉ lệ nắm giữ của EVN cũng đang giảm dần khi có đa dạng các thành phần kinh tế tham gia.

Đối với nguồn điện tư nhân, trước năm 2012, tư nhân sở hữu chưa đến 10% nguồn điện. Nhưng đến nay, tỷ lệ này tăng nhanh, nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo sau khi có cơ chế khuyến khích của Chính phủ.

Hiện cơ cấu nguồn điện chia theo các loại hình nguồn ở Việt Nam bao gồm: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, năng lượng tái tạo, nguồn nhập khẩu và nguồn khác. Trong đó, 2 nguồn điện nền cơ bản, quan trọng nhất vẫn là nhiệt điện và thủy điện.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, công suất điện than tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất đạt 33% (25.820MW); thủy điện chiếm 28% (22.349MW); năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% (20.670MW); điện khí chiếm 11% (8.977MW); còn lại là các nguồn khác.

Về huy động nguồn điện, tính lũy kế 9 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 209,9 tỉ kWh, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó tỷ lệ huy động từ nhiệt điện than vẫn ở mức cao nhất với 97,2 tỷ kWh, chiếm 46,3%; thủy điện là 58,05 tỷ kWh, chiếm 27,7%; năng lượng tái tạo huy động 29,13 tỷ kWh, chiếm 13,9%.

Cục Điều tiết điện lực lưu ý hiện công suất đặt của nguồn năng lượng tái tạo đứng thứ 3 trong hệ thống, đạt xấp xỉ gần 21.000 MW nhưng sản lượng điện huy động chỉ chiếm gần 14% (9 tháng đầu năm 2023) sản lượng toàn hệ thống do những yếu tố đặc thù của nguồn điện này.

H.A

Bạn đang đọc bài viết EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chân dung Tân Tổng giám đốc 41 tuổi của Vietinbank
Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa thông qua việc bầu bổ sung ông Nguyễn Trần Mạnh Trung làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024 – 2029, đồng thời bầu giữ chức Tổng giám đốc của ngân hàng này.
Chuyển giao bắt buộc 2 Ngân hàng
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", với tinh thần tương thân tương ái và tôn chỉ hoạt động “Vì cộng đồng”,
Tổng giám đốc mới Tập đoàn Phúc Sơn là ai?
Mới đây, CTCP Tập đoàn Phúc Sơn đã bổ nhiệm Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật mới, thay thế cho ông Nguyễn Văn Hậu đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam.

Tin mới

Uống cà phê như một thói quen ăn kiêng
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêu thụ vừa phải cà phê và caffeine thường xuyên có thể có lợi để ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Đà Nẵng: Xử phạt 32 triệu đồng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn Quận Sơn Trà
Trong tháng 10/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt đối với 03 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thực hiện hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng.
Sống sau lũ 2024 - Cùng đồng bào hướng đến tương lai
Sống sau lũ 2024 là một chương trình xã hội với mục tiêu trao tặng con giống, vật nuôi và những hỗ trợ cần thiết giúp bà con vùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) nhanh chóng ổn định sinh kế, từng bước tái thiết cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc