0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 05/03/2024 15:46 (GMT+7)

EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng, người dân có bị thiệt?

Theo dõi KT&TD trên

Tại kỳ thanh toán tiền điện tháng 2 mới đây, nhiều người dân thủ đô bất ngờ khi hóa đơn tăng cao đột biến. Không ít gia đình có hóa đơn tiền điện tăng cao gấp 2, thậm chí 3 lần so với các tháng trước đó.

Điều này đã được bàn tán xôn xao khắp mạng xã hội, nguyên nhân bắt nguồn từ việc thay đổi ngày chốt số điện của EVN Hà Nội.

Người dân bức xúc vì EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, người dân, khách hàng sử dụng dịch vụ của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đăng tải bài viết, cùng với hình ảnh ghi chỉ số công tơ phản ánh việc hóa đơn tiền điện tháng 2 tăng đột biến. Đáng nói hơn, đây là tháng mà nhiều hộ dân tại thủ đô "cửa đóng then cài" nhiều ngày để về quê nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

Anh H. (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) cho biết, hoá đơn tiền điện tháng 2 của nhà anh tăng đột biến so với những tháng trước, kỳ tính hoá đơn cũng bị đội lên hơn 50 ngày. "Tự nhiên thấy thông báo thanh toán tiền điện tăng một gấp đôi, trong khi không giải thích cho khách hàng là vì đâu, tại sao số tiền lại tăng cao. Tìm hiểu thì mới biết là do cộng gộp 2 tháng. Nhưng tại sao lại cộng gộp, sao không chốt tháng nào đi tháng đó, chốt 2 tháng như vậy liệu quyền lợi của người dùng sẽ ra sao."anh H. bức xúc.

Cụ thể hơn về con số, chị L. (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, tiền điện nhà chị dùng cũng nhiều, nhưng chỉ cao nhất gần 1,1 triệu. Nhưng kỳ thu tiền điện lần này, gia đình đã ngã ngửa khi thấy hóa đơn thông báo với số tiền điện phải nộp hơn 2,3 triệu đồng, tức là gấp khoảng hơn 2 lần”.

EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng người dân có bị thiệt
Nhiều gia đình có hóa đơn tiền điện tăng cao gấp 2, thậm chí 3 lần so với các tháng trước đó.

Chị L. cho rằng, EVN Hà Nội cộng gộp 2 tháng thu tiền điện thế này là không hợp lý, người dân sẽ khó theo dõi, so sánh mức tiêu thụ điện. Tháng vừa rồi là tháng Tết, nhà chị dù có nghỉ Tết ở nhà thêm 7 ngày nhưng sản lượng điện lại tăng hơn gấp 2.

Sự thay đổi càng thấy rõ với hộ Kinh doanh nhà ông T. (Hà Đông). Nhà ông kinh doanh bánh mỳ, vì kinh doanh đã lâu nên lượng điện tiêu thụ rất đều đặn. Mỗi tháng hộ kinh doanh nhà ông hết khoảng trên dưới 7 triệu tiền điện.

"Vậy nhưng, tại kỳ thanh toán vừa rồi, tôi giật mình khi con dâu bảo nhà mình hết hơn 16 triệu tiền điện. Tiền điện tăng hơn gấp đôi trong khi nhà tôi nghỉ Tết không kinh doanh, về quê từ 29 đến mùng 5. Thường như hàng năm tháng Tết này nhà tôi tiền điện chỉ giảm đi chứ không bao giờ tăng. Vừa chi phí chi tiêu dịp Tết, xong nhận thông báo 16 triệu tiền điện, nhà tôi phải đi vay cho đủ để đóng". ông T. kể lại.

Không chỉ được bàn tán khắp nơi, câu chuyện tiền điện cũng ngập tràn các trang mạng xã hội. Các group ưfacebook, người dân không nhưng tỏ ra bất ngờ về số tiền mà còn rất bất bình về cộng gộp chỉ số điện 2 tháng đầu năm 2024 của EVN Hà Nội.

Theo một tài khoản facebook cũng cho rằng, việc EVN Hà Nội thay đổi ngày chốt số điện, tính gộp gần 2 tháng tiền điện là đang làm bất lợi cho người dùng điện, phải tách ra từng tháng như thường lệ rồi mới tính bậc thang thì sẽ đảm bảo hơn. Từ đó, tài khoản kêu gọi cần phải đòi lại quyền lợi và có câu trả lời của EVN Hà Nội.

Hài hước hơn, tài khoản T.L thắc mắc trên facebook: "Ô giá điện tăng à các bác? Mà nhà em thêm có 1 thành viên không răng, không tóc mà tiền điện gấp đôi mọi khi là sao ạ?"

EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng người dân có bị thiệt
Người dùng bức xúc khi tiền điện tháng 2 tăng gấp đôi, cho rằng cách tính gộp của EVN Hà Nội có lợi cho đơn vị điện lực.

Một thực tế khác, khi đối chiếu với hoá đơn mỗi gia đình, nhiều người dân thắc mắc tại sao sản lượng tính/bậc giá điện các hộ lại khác nhau, có hộ là 84 kWh, có hộ 89 kWh, có hộ lại 92 kWh đối với điện bậc 1. Hoặc ở điện bậc 3, 4, cũng vậy, có hộ được tính cho 163 kWh, có hộ được tính 177 kWh, có hộ được tính trên 180 kWh?

Nhiều ý kiến cho rằng, không phải ai cũng rành công nghệ, cũng rõ cách tính và hiểu cách tính giá điện của EVN để theo dõi và so sánh. mỗi người một công việc, nên không rõ tại sao EVN Hà Nội không làm cho khách hàng dễ hiểu, đơn giản nhất có thể. Hay tại sao không chủ động giải thích, chủ động thông báo cho khách hàng.

Chưa rõ vì sao cộng gộp?

Rõ ràng có thể thấy, những thay đổi của EVN Hà Nội gây phản ứng, bức xúc trong người dân, khách hàng khi cộng gộp số ngày tính hoá đơn tiền điện tháng 2. Số ngày tính thực tế bằng 50-57 ngày gần gấp đôi số ngày chốt thường lệ, khiến tổng số tiền trên hoá đơn tăng cao.

Theo EVN Hà Nội lý giải, đơn vị đã triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện về ngày cuối tháng cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên toàn địa bàn Thủ đô, thay vì đầu tháng như trước đây. Vì thế số ngày tính tiền điện của đợt này tăng từ 30 ngày lên thành 57 ngày (số tiền điện khách hàng phải trả cho cả tháng 1 và tháng 2) nên hoá đơn tiền điện gần gấp đôi so với tháng trước.

Theo đại diện EVN Hà Nội, việc thay đổi lịch ghi chỉ số điện không ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng. Quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc sẽ được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

Đại diện EVN Hà Nội cho hay, trước đây, các hộ dân ghi chỉ số công tơ ngày mùng 3 hàng tháng, nhưng với quy tắc mới, sẽ chốt công tơ ngày 29/2. Đồng nghĩa, số ngày thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên 57 ngày. Do đó, kỳ hóa đơn sẽ được tính toán như sau: Số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 sẽ từ 50kWh (theo quy định) giãn rộng tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100kWh lên 184 kWh.

Vậy nhưng, nhiều người dân vẫn thắc mắc, tại sao EVN Hà Nội lại phải tính gộp gần 2 tháng tiền điện? Tại sao không chốt tháng nào ra tháng đó? Tháng 2 ghi chỉ số công tơ điện về ngày cuối tháng vậy sao đầu tháng 2 không chốt số như thường lệ để người dẫn hiểu rõ hơn? Cùng với đó là việc tại sao lại có sự khác nhau về sản lượng tính/ bậc giá điện giữa các hộ?

EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng người dân có bị thiệt
Hoá đơn tiền điện thực tế của hộ sử dụng điện tại Hà Nội.

Anh C (Hoàng Mai, Hà Nội) chưa đồng tình với lý do giải thích này, anh cho rằng việc gộp tháng tính tiền điện như thế chỉ không ảnh hưởng đối với các gia đình sử dung ít điện. Đối với những gia đình dùng nhiều thiết bị điện, hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất sử dụng điện nhiều thì sẽ rất ảnh hưởng. Bởi nếu tách từng tháng, thì họ chỉ phải chịu áp mức lũy kế ở mức 1, 2 cùng lắm là bậc 3, lần này cộng gộp họ phải chịu áp lên tới mức 5, 6. Vô hình chung từ việc này, EVN đang thu lợi nhuận lớn từ việc gộp chỉ số điện trong kỳ hóa đơn lần này.?.

Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng theo thông thường, khách mua hàng càng nhiều thì càng được giảm giá, duy chỉ có ngành điện là khách sử dụng càng nhiều thì càng chịu giá cao. Mà giá tính bậc thang nên việc gộp 2 tháng để tính tiền 1 lần gây lo lắng hay hiểu nhầm là điều khó tránh khỏi.

“Giờ ngành điện bảo rằng dù gộp 2 tháng tính 1 lần, nhưng số tiền phải đóng so với việc đóng 2 lần 2 tháng vẫn không đổi, không tăng, trong khi khách hàng cho rằng số tiền mình thực nộp lại bị đội lên. Kiểu "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay" này cần phải được làm rõ, trên cơ sở hóa đơn và tính toán cụ thể. Trong trường hợp phần đông khách hàng phản ánh số tiền điện bị tính sai, và cách tính toán, cách giải thích từ phía ngành điện không thỏa đáng, thì có thể cần tới sự vào cuộc của thanh tra. Như thế, mọi chuyện sẽ rõ ràng”, ông Long nói.

Đinh Hiệu

Bạn đang đọc bài viết EVN Hà Nội cộng gộp hoá đơn tiền điện 2 tháng, người dân có bị thiệt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.