0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 06/11/2024 07:17 (GMT+7)

Dừng miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ giúp hàng trong nước được cạnh tranh bình đẳng

Theo dõi KT&TD trên

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp Quốc hội ngày 29/10. Theo đó, việc thu thuế đối với hàng nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng được đánh giá sẽ giúp hàng hóa trong nước được cạnh tranh bình đẳng hơn với hàng hóa nhập khẩu,

Góp phần kiểm soát về xuất xứ, nguồn gốc hàng nhập khẩu. Về vấn đề này, GS-TS. Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đã có trao đổi với báo chí về việc bỏ quy định miễn thuế với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ.

Việc thu thuế trở lại đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng là phù hợp, khi mà số lượng của các loại hàng hóa đó rất lớn trên thị trường

PV: Thưa ông, tại phiên thảo luận mới đây tại Quốc hội về dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc có cho biết tới đây sẽ dừng thực hiện miễn thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng trở xuống. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Trước đây, để đơn giản hóa việc quản lý thuế, hàng hóa nhập khẩu qua các hệ thống TMĐT xuyên biên giới và có giá trị dưới một triệu đồng thì chúng ta quy định miễn thuế vì mức thuế nhỏ so với chi phí quản lý. Điều này cũng giúp khuyến khích việc tiêu dùng hàng giá trị nhỏ của người dân.

Tuy nhiên đến nay hoạt động mua bán qua các sàn TMĐT xuyên biên giới rất phổ biến trên thị trường, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa. Điều đáng ngại là trong khi không thu thuế với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài bán tại thị trường trong nước thì hàng trong nước sản xuất bán tại thị trường nội địa vẫn phải chịu các loại thuế. Như vậy là tạo ra tình trạng bất bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước, gây ra những hệ lụy lớn cho hoạt động sản xuất trong nước.

Chính vì vậy, tôi cho rằng việc thu thuế trở lại đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng là phù hợp, khi mà số lượng của các loại hàng hóa đó rất lớn trên thị trường.

PV: Việc thu thuế như vậy theo ông sẽ đem lại lợi ích gì?

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Việc thu thuế hàng nhập khẩu sẽ giúp hàng hóa trong nước được cạnh tranh bình đẳng hơn với hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thu thuế thì chúng ta cần có những chính sách đi kèm theo. Qua đó sẽ kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ và cả chất lượng của các hàng hóa đó.

Bởi thực tế hiện nay đã có tình trạng hàng hóa nhập khẩu chất lượng kém, không đúng xuất xứ so với thông tin quảng cáo, hay thậm chí hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam, lấy tên, nhãn mác của hàng Việt Nam để bán ở thị trường Việt Nam, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị của sản phẩm trong nước. Do đó, lợi ích của việc thu thuế là vừa đảm bảo việc quản lý nhà nước, vừa an toàn, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng.

PV: Cũng liên quan đến hàng nhập khẩu giá rẻ, hiện dư luận đang quan tâm về sàn TMĐT nước ngoài Temu bán hàng với giá được cho là siêu rẻ đang quảng cáo ồ ạt ở Việt Nam. Ông có đề xuất gì công tác quản lý đối với loại hình này?

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Các sàn TMĐT xuyên biên giới khi vào Việt Nam thì bắt buộc phải đăng ký với các cơ quan quản lý và phải thực hiện các nghĩa vụ thuế như rất nhiều sàn TMĐT khác đã hoạt động lâu nay.

“Trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị phải bảo đảm việc thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ.

Luật hiện hành và dự thảo Luật không quy định việc miễn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Việc miễn thuế đối với các hàng hóa này hiện được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tại phiên họp Quốc hội ngày 29/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tới đây Chính phủ sẽ bãi bỏ việc thực hiện Quyết định 78, dừng việc miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ.

Chúng ta không ngăn cấm việc các sàn TMĐT nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam. Nhưng bất kể hàng hóa nào tham gia thì bên cạnh việc đăng ký, nộp thuế, chúng ta cần tăng cường quản lý về chất lượng hàng hóa để tránh tình trạng các sàn lợi dụng quảng cáo, bán giá rất rẻ để đưa vào hàng hóa không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng và đặc biệt gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

Cũng phải tính đến cả việc các sàn TMĐT chạy đua thu hút số lượng khách hàng, tìm mọi cách hạ giá. Trước mắt họ sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân và khi đó các hàng hóa chất lượng tốt, bán hàng trực tiếp, thông tin công khai, minh bạch sẽ chịu sự cạnh tranh không bình đẳng.

Do vậy, tôi cho rằng chúng ta cũng cần phải có các biện pháp tăng cường kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ và thậm chí có thể phải áp dụng cả các biện pháp xem xét có hay không tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như là bán phá giá.

PV: Hiện nay, cơ quan thuế đang xây dựng và triển khai chức năng tự động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong sử dụng HĐĐT trên ứng dụng quản lý HĐĐT. Theo ông, điều này có góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong sản xuất kinh doanh hay không?

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Tôi cho rằng đây là việc làm hết sức là cần thiết. HĐĐT hiện nay được sử dụng phổ biến trong mọi giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, vì đây là hóa đơn do doanh nghiệp tự phát hành và quản lý nên cũng có hiện tượng lợi dụng để phát hành hóa đơn giả, hóa đơn không đúng nguồn gốc, để có thể hợp pháp hóa những khoản chi tiêu để trốn thuế, thậm chí có cả những cái trường hợp lợi dụng để hoàn thuế.

Chính vì vậy, cần có các công cụ điện tử để kiểm soát các giao dịch, trong đó có hoạt động HĐĐT. Việc này một mặt giúp cơ quan quản lý thuế không bị thất thu thuế, không để lọt vào các chi phí kê khai không chính xác.

Mặt khác, việc này cũng giúp người tiêu dùng tránh được rủi ro mua phải những hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được kiểm soát chất lượng nhưng lại được che đậy bằng các hóa đơn được phát hành gian lận.

PV: Xin cảm ơn đại biểu.

Bạn đang đọc bài viết Dừng miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ giúp hàng trong nước được cạnh tranh bình đẳng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

'Giao thời' cơ chế, ngân hàng gặp khó xử lý nợ xấu
Theo luật sư Đỗ Xuân Thu, Công ty Luật SBLaw, việc thiếu vắng cơ chế như Nghị quyết 42 đã khiến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo, làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước,

Tin mới

Giá vàng bật tăng, người dân chen nhau mua
Giá vàng trong nước hôm nay (8/11) tăng 1-1,8 triệu đồng mỗi lượng, trong bối cảnh giá vàng thế giới hồi phục trở lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Tại Hà Nội, nhiều người đổ về các cửa hàng kinh doanh vàng để mua vào.
Đề xuất mới về “siêu dự án” sân bay Long Thành
Chính phủ vừa trình Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, trong đó đề xuất đưa đường cất - hạ cánh số 3 từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 1 và lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành đến cuối năm 2026.
Kiểm tra và xử lý điểm kinh doanh thịt heo trái phép tại Đồng Nai
Sáng ngày 04/11/2024, Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an thành phố Biên Hoà phát hiện, bắt quả tang tại điểm kinh doanh của ông V.A.Đ ở tổ 29, khu phố 6, phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa đang có hành vi kinh doanh thịt heo không rõ nguồn gốc
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.