0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 22/05/2024 15:02 (GMT+7)

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn: Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù UBND thành phố Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, đến thời điểm này, nút thắt về mặt bằng dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên) vẫn chưa thực sự được tháo gỡ.

Các đơn vị nhà thầu đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có mặt bằng để thi công.

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn: Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
Vướng mắc về giải phóng mặt bằng làm chậm quá trình thi công dự án.

Chậm tiến độ do vướng mắc về mặt bằng

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (phường Chùa Hang và xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên) được tổ chức triển khai thực hiện theo Quyết định số 4107/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị Cao Ngạn – Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên. Theo quyết định chấp thuận đầu tư dự án của UBND tỉnh Thái Nguyên, tiến độ hoàn thành dự án từ năm 2019 đến năm 2023.

Tuy nhiên, ngày 13/7/2023, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1608/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu nhà ở Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, theo đó, thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh đến hết quý IV/2025.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án này, là bởi tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được theo yêu cầu tiến độ. Một số hộ dân thuộc ranh giới dự án bị ảnh hưởng, thu hồi đất chưa đồng thuận, phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình Nhà nước thực hiện công tác thu hồi đất, làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ chung của dự án.

Theo phản ánh, các hộ dân còn lại không đồng ý với cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước và các hộ dân này đề nghị được thỏa thuận với chủ đầu tư về đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn là dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nên việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng đang được áp dụng theo đơn giá bồi thường tại Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên và các quy định khác có liên quan.

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn: Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên dự án dang dở trong việc thi công.

Cần sự đồng thuận của người dân

Theo ông Nguyễn Tiến Trữ, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên: “Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, dự án này đã được HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua danh mục dự án thu hồi đất theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013 (thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng).

Đối với các hộ chưa đồng thuận với các phương án bồi thường do các cơ quan Nhà nước lập, thẩm định và phê duyệt, thứ nhất là do các hộ dân cho rằng mức áp giá bồi thường theo quy định còn thấp so với thực tế; thứ hai, một số hộ dân chưa hiểu rõ quy định đây là dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, và cho rằng đây là dự án thuộc loại hình chủ đầu tư phải tự thỏa thuận bồi thường với người dân. Việc sớm tháo gỡ được nút thắt về giải phóng mặt bằng sẽ là cơ sở quan trọng để vừa đảm bảo tiến độ thi công, vừa đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân khi bị thu hồi đất phục vụ dự án”.

Một vấn đề cấp bách khác xảy ra khi một số hộ dân chưa phối hợp giải phóng mặt bằng, nằm trên vị trí tuyến kênh thoát nước theo quy hoạch dự án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà mỗi khi mùa mưa đến, nhiều nhà dân thuộc khu vực xóm Lòng Thuyền xảy ra tình trạng ngập úng (tuyến kênh theo quy hoạch là tuyến thoát nước chính cho toàn bộ khu vực dự án và lân cận, không thể tổ chức thi công do vướng mặt bằng).

Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn: Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
Mặt bằng các vị trí còn vướng mắc để hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống thoát nước.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Quyết, Chủ tịch UBND phường Chùa Hang cho biết: Hàng năm, UBND phường cùng các bộ phận liên quan, đều chủ động khơi thông dòng chảy để tránh ùn ứ cục bộ. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính tạm thời. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần tập trung giải phóng mặt bằng các vị trí còn vướng mắc để hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống thoát nước của dự án Khu nhà ở Cao Ngạn đấu nối ra sông Cầu, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ như hiện nay.

Quá trình tìm hiểu nắm bắt thông tin từ cơ sở, có thực trạng nhiều hộ dân bị kích động, xúi giục từ một số phần tử xấu, dẫn đến có phần chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Thiết nghĩ các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ dân, để họ hiểu đúng những quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhanh chóng di dời, bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư triển khai dự án hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.

Bạn đang đọc bài viết Dự án Khu nhà ở Cao Ngạn: Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.