0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 06/01/2024 14:58 (GMT+7)

Đồng Tháp đảm bảo nguồn cát phục vụ thi công cao tốc

Theo dõi KT&TD trên

Nguồn cát cung ứng cho các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện đang khan hiếm. Tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn đang tính toán, cân đối để cung ứng cát cho 2 dự án đường cao tốc.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cát san lấp cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, với tổng trữ lượng khai thác là 1.328.422 m3. Mỏ cát này thuộc xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, diện tích 36,77ha. Trong đó, trữ lượng cát thực tế toàn mỏ 1.390.341m3. Trữ lượng tính đến cốt khai thác -17m là 1.328.422m3. Số lượng cát khai thác toàn bộ được cung cấp cho dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường. Đồng thời, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan. Như vậy, mỏ cát này đã là mỏ cát thứ sáu trong tổng số bảy mỏ cát được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt trữ lượng khai thác.

Đồng Tháp đảm bảo nguồn cát phục vụ thi công cao tốc

Đồng Tháp tính toán, cân đối để cung ứng cát cho 2 dự án đường cao tốc. Ảnh: BGT.

Trước đó, có năm mỏ cát được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt và đang trong quá trình khai thác để phục vụ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, với tổng trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3. Cụ thể, trong tháng 10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ bàn giao hồ sơ vị trí, trữ lượng khai thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường của 4 mỏ cát cho nhà thầu phục vụ thi công cao tốc Cần Thơ-Hậu Giang-Cà Mau (thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông) theo cơ chế đặc thù.

Theo đó, UBND tỉnh bàn giao 4 mỏ cát (tại 3 huyện: Cao Lãnh, Hồng Ngự và Lấp Vò) để nhà thầu thi công cao tốc xác lập hồ sơ khai thác theo cơ chế đặc thù, với tổng trữ lượng khoảng 3,2 triệu m3. Mới đây, mỏ cát có trữ lượng hơn 791.000m3 trên sông Tiền đã chính thức được khởi công khai thác để phục vụ san lấp cho công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Mỏ cát nằm trên sông Tiền rộng hơn 24ha, thuộc hai huyện Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. thời gian khai thác từ nay đến hết tháng 1-2025.

Trước đó, ngày 20/9, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ bàn giao mỏ cát san lấp trên sông Tiền thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1) trực tiếp lập thủ tục khai thác mỏ để cung ứng cát phục vụ thi công dự án Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau với trữ lượng khoảng 0,547 triệu m3. Mỏ cát này đã bắt đầu khai thác từ ngày 13/10. Trong thời điểm khan hiếm nguồn cát phục vụ thi công công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm hiện nay, việc đưa vào khai thác mỏ cát có ý nghĩa rất quan trọng.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Dự án được khởi công từ tháng 1-2023 sau một năm triển khai thực hiện, gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường. Cùng với những khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, thời tiết bất lợi... dẫn đến việc thi công chậm khoảng 6 tháng và sản lượng chỉ đạt 17,3% (kế hoạch năm là 35%).

Đến nay các khó khăn của dự án đã cơ bản được tháo gỡ. Đặc biệt, về vật liệu, các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp đã giới thiệu các mỏ cát cho dự án với trữ lượng đạt khoảng 16 triệu m3. Hiện đã hoàn thiện các thủ tục để khai thác khoảng 6 triệu m3, các nhà thầu đã khai thác và tiếp nhận được hơn 1,5 triệu m3 về công trường, các mỏ còn lại hiện đang được các địa phương tiếp tục xử lý hoàn thành thủ tục trong thời gian tới.

Đồng Tháp đảm bảo nguồn cát phục vụ thi công cao tốc

Đồng Tháp triển khai nhiều giải pháp nhằm cung ứng đủ nguồn cát cho thi công cao tốc.

Để phục vụ thi công Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, UBND tỉnh Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên bố trí 7 triệu m3 cát cho dự án. Trong bối cảnh cát khan hiếm, để vừa có thể cung ứng cho những công trình cao tốc, vừa đáp ứng nhu cầu của các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, Đồng Tháp đang tích cực tìm nguồn cát. Tỉnh đã tổ chức lập nhiều dự án nạo vét chỉnh trị dòng chảy đối với các bãi bồi, cồn nổi nhằm hạn chế sạt lở.

UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, cát dưới lòng sông Tiền, sông Hậu hay cát được gọi là mỏ thì không còn nhiều nhưng cồn nổi và bãi bồi vẫn còn. Để tạo thuận lợi cho việc nạo vét cồn, bãi bồi kết hợp chỉnh trị dòng chảy và thu hồi sản phẩm nạo vét, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng cụ thể trình tự các bước triển khai nạo vét, chỉnh trị dòng chảy đối với cồn nổi, đất bãi bồi để hạn chế sạt lở.phẩm nạo vét để phục vụ những công trình sử dụng vốn đầu tư công.

Đức Minh

Bạn đang đọc bài viết Đồng Tháp đảm bảo nguồn cát phục vụ thi công cao tốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.