0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/03/2024 07:22 (GMT+7)

Đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu

Theo dõi KT&TD trên

Chiều 2/3, tại Hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Senine”,

Liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đã đề xuất chia hành lang sông Sài Gòn làm 4 phân khu chính để phát triển.

Đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu
Các chuyên gia đề xuất chia hành lang sông Sài Gòn thành 4 phân khu để phát triển.

Theo đó, sông Sài Gòn dài 256km, bắt đầu từ Bình Phước sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Đoạn sông chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 80km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn trong lòng thành phố tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Tuy nhiên, hiện nhiều khu vực bờ sông bị lấn chiếm, ảnh hưởng lớn đến phát triển đồng bộ toàn tuyến sông.

TS. Nguyễn Thu Trà, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, dọc sông Sài Gòn đoạn chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vùng lãnh thổ và môi trường khác nhau, nên đòi hỏi điều chỉnh về quy hoạch không gian riêng để khai thác các tiềm năng cũng như bảo tồn giá trị cũ. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn theo 4 phân khu, dựa trên các lợi thế và đặc trưng riêng.

Cụ thể, phân khu đầu tiên được nghiên cứu theo định hướng kết nối các bản sắc, nằm ở đoạn cuối sông băng qua huyện Củ Chi nối thị xã Bến Cát (Bình Dương). Khu vực này nhiều đoạn còn hoang sơ nên nhóm đề xuất phát triển các công viên tự nhiên nhằm bảo tồn, kết hợp nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan, di sản vùng ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân khu thứ hai ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn nằm trên ranh giới giữa thành phố và Bình Dương. Theo nhóm nghiên cứu, đoạn này có cảnh quan là vùng ven đô thị, nên có thể hình thành không gian "giao thoa" giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, nơi này sẽ phát triển "công viên nông nghiệp" kết hợp giải trí, sinh thái, kích thích du lịch...

Đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu
Hành lang sông Sài Gòn ở khu vực bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh).

Phân khu thứ ba tập trung ở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) và vùng phụ cận. Nơi này được đề xuất phát triển đô thị hỗn hợp mật độ cao và công viên nông nghiệp, giải trí ngập nước...

Cuối cùng là đoạn qua trung tâm thành phố, từ ngã ba sông Đồng Nai đến cầu Sài Gòn. Đoạn sông này là lối vào vùng lõi đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, qua một số quận, huyện lâu đời và đông dân nhất. Do vậy, hành lang sông Sài Gòn nơi đây được hướng đến là khu phức hợp đa chức năng với các công trình hiện đại, tạo điểm nhấn... thể hiện phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất phát triển các hoạt động văn hóa mang tầm thế giới cùng nền tảng thương mại, dịch vụ quy mô lớn, tập trung ở khu vực Tân Thuận (quận 7).

Được biết, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang cấp bách thực hiện ba quy hoạch, gồm: Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060 và quy hoạch chung thành phố Thủ Đức. Trong đó, sông Sài Gòn được thành phố xác định là trung tâm và điểm nhấn trong các quy hoạch trên.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất phát triển hành lang sông Sài Gòn với 4 phân khu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.