0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 26/05/2023 15:05 (GMT+7)

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Việc giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Thời gian hỗ trợ giảm thuế không nên chỉ 6 tháng cuối năm 2023 mà nên kéo dài sang năm 2024.

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở Tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Trong Phiên thảo luận ở Tổ 1, các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Hà Nội đều đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện phát triển kinh tế năm 2022 cũng như tập trung thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Theo đó, đa số ý kiến các ĐBQH đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT. Các đại biểu cho rằng, chính sách giảm thuế này là một trong những chương trình thuộc Nghị quyết 43 và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong việc giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, để tăng cường tính hiệu quả, nhiều ý kiến đề xuất nên kéo dài việc giảm thuế cho đến hết năm 2024.

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024 - Ảnh 1
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1 gồm các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội.

Việc thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 19,8% so với năm trước.

Chính phủ đề xuất giảm thuế VAT từ 1/7/2022- 31/12/2023. Theo các ĐBQH, việc chỉ áp dụng trong vòng 6 tháng tới là không đủ, do đó cần có thêm thời gian để tăng tính hiệu quả trong thực thi chính sách.

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu TP.Hà Nội), trong năm 2022, thu ngân sách nhà nước tăng 12,5%, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, thực hiện chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương và các nhiệm vụ cấp thiết khác.

Vì vậy, việc giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Thời gian hỗ trợ giảm thuế không nên chỉ 6 tháng cuối năm 2023 mà nên kéo dài sang năm 2024 theo chiều hướng cân đối ngân sách, đánh giá hiệu quả chính sách.

Cùng quan điểm, ĐBQH Lê Quân (Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính là giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Điều này cũng là để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh tốt hơn.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Quân, việc giảm thuế nếu chỉ tính đến hết năm 2023 thì không thể đánh giá được hết hiệu quả của chính sách hỗ trợ giảm thuế. Vì vậy, Quốc hội nên xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ doanh nghiệp đến ngày 1/7/2024 hoặc hết năm 2024.

Đồng thuận với việc giảm thuế giá trị gia tăng, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, trong năm 2022, thu ngân sách Nhà nước tăng 12,5%, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, thực hiện chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương và các nhiệm vụ cấp thiết khác.

Vì vậy, việc giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Thời gian hỗ trợ giảm thuế không nên chỉ 6 tháng cuối năm 2023 mà nên kéo dài sang năm 2024 theo chiều hướng cân đối ngân sách, đánh giá hiệu quả chính sách.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.