0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 03/08/2023 15:20 (GMT+7)

Công ty con của DIC Corp liên tiếp bị xử phạt vì "ém" thông tin

Theo dõi KT&TD trên

Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại DIC và CTCP Đầu tư Phát triển – Xây dựng (DIC) Số 2 liên tiếp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Đây đều là các công ty con của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 230/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại DIC (UPCoM: DIC).

Theo quyết định, DIC bị phạt tiền 85 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

UBCKNN cho biết Công ty không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN: Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên 2020; Báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên riêng và hợp nhất năm 2020; BCTC kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2020.

DIC cũng không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của HNX các báo cáo sau: BCTC riêng và hợp nhất quý 3,4/2020; Báo cáo thường niên năm 2020; BCTC kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2020; BCTC riêng và hợp nhất quý 1/2021; Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) 02-2021/NQ- HĐQT.DIC-INTRACO ngày 01/3/2021 về việc thông qua chuyển nhượng tài sản tại chi nhánh; Nghị quyết HĐQT số 01-2021/NQ- HĐQT.DIC-INTRACO ngày 04/02/2021 về việc thông qua trái phiếu chuyển nhượng BIDV; Nghị quyết HĐQT số 03-2021/NQ- HĐQT.DIC-INTRACO ngày 23/3/2021 về việc Hợp đồng mua bán than DIC-PHC.

Ngoài ra, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN: BCTC riêng và hợp nhất quý 3/2019; giải trình biến động kết quả kinh doanh trên BCTC riêng và hợp nhất quý 3/2019; BCTC riêng và hợp nhất quý 4/2019; giải trình biến động kết quả kinh doanh BCTC riêng và hợp nhất quý 4/2019; BCTC kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2019; giải trình về việc công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán BCTC 2019; Báo cáo thường niên 2019; BCTC riêng và hợp nhất quý 1/2020; giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1/2020; BCTC riêng và hợp nhất quý 3/2020; giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 3/2020; thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 21 về việc thay đổi chức danh người đại diện pháp luật; BCTC riêng và hợp nhất quý 4/2020; giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 4/2020

Đồng thời, không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các báo cáo sau: Báo cáo thường niên năm 2021, BCTC riêng và hợp nhất quý 2/2021, BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2022, BCTC riêng và hợp nhất quý 4/2022, BCTC kiểm toán năm 2022; công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của HNX các báo cáo sau: Báo cáo tài hình quản trị công ty 6 tháng năm 2021, năm 2021; BCTC riêng và hợp nhất quý 4/2021, quý 1,2,3/2022.

Công ty con của DIC Corp liên tiếp bị xử phạt vì ém thông tin

Trước đó, CTCP Đầu tư Phát triển – Xây dựng (DIC) Số 2 (HNX: DC2) cũng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 75,5 triệu đồng do không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội gồm: Báo cáo tài chính năm 2020, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020).

Về tình hình kinh doanh quý 2/2023, doanh thu thuần của DC2 ghi nhận 38 tỷ đồng, suy giảm 56% so cùng kỳ. Sau khi trừ các loại chi phí khác, DC2 chỉ lãi ròng vỏn vẹn 405 triệu đồng, lao dốc 77% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần DC2 giảm phân nửa về còn 77,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hơn 520 triệu đồng, cũng giảm 80% so cùng kỳ.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của DC2 nhích nhẹ lên 445 tỷ đồng, trong đó tiền mặt tăng khá mạnh lên 7,7 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng 29 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức 306 tỷ đồng

DC2 có vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) là cổ đông lớn đang nắm giữ 21,22% vốn DC2.

Về công ty mẹ, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 162 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do doanh thu kinh doanh bất động sản giảm 91,1% chỉ còn 33,5 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng giảm đến 86% xuống còn 28 tỷ đồng. DIC Corp lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 5 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 102 tỷ đồng.

DIC Corp thoát lỗ nhờ khoản lợi nhuận khác tăng 33% so với cùng kỳ lên 22 tỷ đồng chủ yếu do công ty ghi nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2 của doanh nghiệp bất động sản này chỉ đạt 9 tỷ đồng, giảm đến 89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 575 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng, lần lượt giảm 47% và 43% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp mới thực hiện được chưa đến 1/10 mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Năm 2023, DIC Corp lên kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng. Với chỉ tiêu trên, DIG dự chia cổ tức 8-15%. Vốn điều lệ năm nay vào mức 6.500 – 7.000 tỷ đồng.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Công ty con của DIC Corp liên tiếp bị xử phạt vì "ém" thông tin. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.