0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 04/05/2023 09:45 (GMT+7)

Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa

Theo dõi KT&TD trên

Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Dự án của BATTech, doanh nghiệp sẽ không tiếp cận, tìm hiểu hay áp dụng công nghệ theo phong trào nữa, mà dần nhận thức được rằng chuyển đổi số là công cuộc mà chắc chắn họ phải làm.

Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc dự án của Tập đoàn công nghệ BATTECH.

Trước thực trạng hiện nay, cú sốc lớn đến từ dịch bệnh Covid-19, cũng như tình trạng ngừng hoạt động kinh tế ở các quốc gia công nghiệp hóa đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh như vậy, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình nếu không muốn “tụt hậu” lại phía sau.

Tham gia vào các nỗ lực chuyển đổi số với tư cách là một doanh nghiệp giống như tham gia vào một cuộc đua mà nhà lãnh đạo biết sẽ không bao giờ kết thúc. Do vậy, chuyển đổi số vẫn là một hành trình dài hơi, khi mà phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài guồng quay của nền kinh tế số.

“Từ sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu cập nhật theo xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên nếu nhìn từ khía cạnh thực trạng chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, thì phần lớn doanh nghiệp mới chỉ đang ở giai đoạn khởi động, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đứng ngoài nền kinh tế số. Năm 2023 - một năm được dự báo là rất khó khăn đang tới, doanh nghiệp cần hiểu rõ việc triển khai chuyển đổi số lúc này để có những bước đi vững chắc theo đúng quy trình và bám sát thực tế”, ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc dự án của BATTech nhận định khi trao đổi với Báo điện tử Xây dựng.

PV: Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh: “Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. Theo nhận định của ông, bước vào năm 2023, tốc độ chuyển đổi số doanh nghiệp đang diễn ra ở mức độ như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Theo đánh giá của Chính phủ, với thị trường nội địa gần 100 triệu người, dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao với 70% dân số sử dụng Internet (xếp thứ 13/20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới) và khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh thực trạng chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, thì phần lớn doanh nghiệp mới chỉ đang ở giai đoạn khởi động. Đặc biệt có khoảng hơn 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 5.0. Do đó, chỉ mới 30% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 54% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ một vài % nhỏ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới có những bước tiến và phát triển thực sự trong công cuộc chuyển đổi số.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)…

Do vậy, “phát triển và kết nối” ở đây chỉ nên được hiểu là về khía cạnh chủ trương, chính sách, mức độ hỗ trợ và truyền thông của các cơ quan, ban ngành, vì thực trạng trong cộng đồng doanh nghiệp thì vẫn khác rất nhiều.

PV: Nói như vậy, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam trong năm 2023 gặp phải những khó khăn nhất định, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Thực ra, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng bắt tay vào thực hiện ngay. Một trong những vấn đề cần tháo gỡ đầu tiên chính là doanh nghiệp đang khá loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu.

Khoảng thời gian cách đây vài năm, từng có khá nhiều công ty công nghệ đưa những phần mềm, ứng dụng vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Nhưng do không có lộ trình cụ thể và không phù hợp với nhận thức, quy mô, văn hóa làm việc khiến nhiều doanh nghiệp chán nản, mất niềm tin vào các công ty công nghệ.

Chính vì vậy, để thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số theo đúng chỉ đạo của chính phủ, chúng ta cần phải thay đổi cách làm, thực chiến hơn, kiên trì hơn và như tôi đã nói, còn rất nhiều cơ hội cho những đơn vị công nghệ đi con đường đúng đắn.

Với một đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ như BATTech chính là đẩy nhanh và nhiều hơn nữa các hoạt động nhằm hướng dẫn, tư vấn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về những giá trị của chuyển đổi số, đầu tư nhiều thời gian hơn để giúp doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của công nghệ và thời gian nào, thời điểm nào doanh nghiệp nên chuyển đổi số.

Trên thực tế, tại Việt Nam, đôi khi chuyển đổi số trở thành một “phong trào” do những câu chữ truyền thông dùng hàng ngày vô tình khiến doanh nghiệp loay hoay, hoang mang, không thực sự để tâm tìm hiểu về bản chất. Cứ thế, “tốn một khoản chi phí” là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi nghĩ về chuyển đổi số.

Để giải quyết được căn nguyên này, không còn cách nào khác, bản thân người lãnh đạo cần trả lời được rằng chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích gì cho tổ chức của họ. Tôi tin rằng bất cứ doanh nghiệp nào khi nhìn thấy một điều thực sự tốt, thực sự mang lại lợi ích cho tổ chức của họ, họ sẽ làm.

Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
BATTECH phát triển giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp với nền tảng công nghệ BATTECH PLATFORM.

PV: Ngoài vấn đề chi phí, các yếu tố liên quan đến con người và công nghệ như nhân sự lớn tuổi khó thay đổi văn hóa làm việc, khả năng cập nhật công nghệ còn chưa nhanh nhạy, “non-tech”… cũng là rào cản khiến họ e ngại việc chuyển đổi. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Việc không hiểu về công nghệ có thể là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp lâu đời và nhân lực ở độ tuổi già nua. Do đó nhân sự sẽ có ảnh hưởng đến quá trình áp dụng công nghệ và chuyển đổi số của tổ chức, nhưng sự ảnh hưởng này không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt công nghệ hay độ tuổi của họ. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một mô hình kinh doanh và hoạt động riêng nên việc số hoá cũng phải theo đúng mô hình kinh doanh cũ và sẽ giảm thiểu được sự sợ hãi về k có kiến thức chuyên môn.

Hiện nay đã có nhiều đơn vị thấu hiểu được vấn đề này của doanh nghiệp nên giải pháp của họ là sẽ phát triển hệ thống sao cho người non-tech cũng có thể nhìn là biết được sẽ phải làm gì.

Một công ty chuyển đổi số thành công không phải là vấn đề ở áp dụng được công nghệ hiện đại, cơ sợ hạ tầng đắt đỏ mà năm ở vấn đề chuyển đổi số cần đảm bảo chuyển đổi những hoạt động kinh doanh theo mô hình truyền thống sang công nghệ đồng thời đảm bảo hệ thống công nghệ đó phải gần gũi, tiện lợi, dễ hiểu và sử dụng đối với chính doanh nghiệp đó.

Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa
4 Phân hệ chính của nền tảng BATTECH PLATFORM giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng, toàn diện.

PV: Ông có thể chia sẻ câu chuyện thành công của một vài khách hàng doanh nghiệp khi họ đạt được sự đồng thuận?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Tôi cũng xin phép được chia sẻ 1 câu chuyện mới xảy ra cách đây khoảng 1 năm. Tôi có quen Anh Hiếu - Giám đốc của công ty chuyển sản xuất sắt thép và sơn. Anh có gọi điện cho tôi và hỏi nhờ tư vấn một vài vấn đề về quản lý con người và vận hành doanh nghiệp. Trước đó doanh nghiệp của Anh hiếu chỉ có khoảng tầm 10 - 15 nhân viên thì anh vẫn áp dụng mô hình truyền thống có chút yếu tố công nghệ như sử dụng excel và word để làm việc. Việc quản lý nhân viên cũng rất là đơn gian khi chỉ xem nhân nhiên đó hôm nay có đến làm hay không thì điền vào bảng excel đó. Tương tự các sản phẩm được bán ra mua vào cũng đều dựa vào file excel và file word.

Đến năm 2022 công ty anh phát triển lên đến gần 50 người và có mở thêm một công ty sơn. Thời điểm ấy nảy sinh nhất nhiêu vấn đề nghiêm trọng đó là việc nhân viên không đi làm mà vẫn báo là đi làm, đồng nghiệp tự khai cho nhau, đi muộn, thường xuyên thấy thâm hụt tiền khi kiểm kê hàng hoá.

Anh Hiếu không biết phải xử lý vấn đề này ra sao thì tôi có tư vấn cho anh việc chuyển đổi số bên tôi “nền tảng BATTech PLATFORM” để áp dụng việc quản lý con người bằng châm công vân tay, quản lý công việc trên hệ thống phần mềm, bán ra, thu vào báo cáo lỗ lãi hàng tháng. Thời gian đầu thì rất khó khăn khi mà chi phí tốn kém, nhân lực ngại học và chuyển đổi nhưng với sự quyết tâm cao nhất, sau khoảng 3 tháng thì mô hình doanh nghiệp của anh Hiếu đã chạy ổn định và không xảy ra tình trạng như trên nữa. Giờ anh Hiếu có thể quản lý nhân viên và công việc ngay cả khi đi du lịch hoặc Café với chỉ một chiếc điện thoại bên cạnh.

PV: Năm 2023 được dự báo là một năm khó khăn khi nền kinh tế toàn cầu liên tục có những dấu hiệu không mấy tích cực. Trước bối cảnh này, ông dự báo tình hình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Việc khủng hoảng thị trường toàn cầu là việc tất yếu xảy ra sau đại dịch covid. Hầu hết các nước, doanh nghiệp không chỉ Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là 1 cơ hội có 1 không 2 cho các doanh nghiệp có thể bứt phá khi mà áp dựng được mô hình chuyển đổi số. Bước vào năm 2023, doanh nghiệp sẽ không tiếp cận, tìm hiểu hay áp dụng công nghệ theo phong trào nữa, mà dần nhận thức được rằng đó là công cuộc mà chắc chắn họ phải làm nếu không muốn bị hất cẳng ra khỏi cuộc đua.

Trong quá trình làm việc với khách hàng gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng họ rất tích cực trao đổi, chủ động, chia sẻ, họ thể hiện rằng họ thực sự nghiêm túc muốn triển khai, chứ không phải gặp chúng tôi vì tò mò, vì muốn thử hay vì phong trào nữa. Có thể chúng tôi cần nhiều buổi gặp gỡ hơn với doanh nghiệp, cần lắng nghe họ với nhiều thời gian hơn. Và trên hết BATTech không phải là đơn vị bán phần mềm, chúng tôi luôn hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển theo một lộ trình sát thực tế và đồng hành và sát cánh cùng doanh nghiệp từ đơn giản đến phức tạp để hoàn thành công cuộc chuyển đổi số theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

PV: Xin cảm ơn ông!

Khánh Hòa

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số năm 2023: Cần kiên trì và tăng tốc hơn nữa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.