0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 10/11/2023 16:32 (GMT+7)

Chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, BĐS "rủ nhau" lao dốc

Theo dõi KT&TD trên

Đóng phiên ngày 10/11, thị trường chứng khoán giảm thêm 12 điểm, dừng ngưỡng 1.101 điểm với những diễn biến xấu của các mã cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bất động sản.

Kết phiên ngày 10/11, VN-Index ghi nhận 417 mã giảm, 49 mã mức tham chiếu, chỉ có 148 mã tăng trong đó có 5 mã tím trần. Vốn hóa ghi nhận mức 20.768 nghìn tỷ đồng.

HNX dừng ngưỡng 226 điểm, giá trị giao dịch mức 2.415 nghìn tỷ đồng. VN30 chỉ còn 1.109 điểm, vốn hóa dừng mức 7.010 nghìn tỷ đồng.

Cuối phiên sáng, toàn sàn giảm 8 điểm, đến chiều, sắc đỏ lan trên diện rộng, loạt cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bất động sản lao dốc.

Cổ phiếu ngành ngân hàng đánh dấu một ngày giao dịch “tồi tệ” với việc nhà đầu tư bán tháo ở nhiều mã. VPB giảm 2,25%, giao dịch hơn 12 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng hơn 1 triệu CP. Giá chốt phiên còn 19,45 nghìn đồng/CP. VCB giảm 2,16% với hơn 1,3 triệu lệnh khớp được thực hiện. VIB cùng bị nhiều nhà đầu tư trong nước bán tháo, mức giảm ghi nhận 1,55%, gần 4 triệu cổ phiếu VIB được khớp lệnh trên toàn phiên hôm nay.

Chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, BĐS "rủ nhau" lao dốc - Ảnh 1
Sắc đỏ bao trùm, thị trường chứng khoán ngày 10/11 bốc hơi 12 điểm.

Đóng góp mức giảm của ngân hàng còn có LPB (-2,55%), ABB (-1,25%), MBB (-1,91%). Chỉ số cổ phiếu khớp lệnh của MBB ghi nhận 12,8 triệu đơn vị. SHB giảm 0,89%, đóng góp hơn 18 triệu cổ phiếu giao dịch. Khối ngoại bán ra gấp đôi mua vào.

Trên sàn HOSE, STB giảm 0,51%, ghi nhận tổng lệnh khớp hơn 13,7 triệu CP.

Sau ngân hàng, bất động sản là nhóm thứ 2 ghi nhận phiên lao dốc. NVL giảm 1,84%, tổng lệnh khớp ước tính hơn 43 triệu đơn vị.

VHM giảm 1,4%, khớp lệnh toàn phiên đạt 6,5 triệu cổ phiếu, giá cuối phiên giao dịch ngưỡng 42,2 nghìn đồng/CP. Khối ngoại bán ròng 1 triệu CP.

CEO giảm 2,49%, ghi nhận 23,5 triệu cổ phiếu được giao dịch. Giá kết phiên còn 23,3 nghìn đồng/CP. DIG chốt phiên với 24,3 nghìn đồng/CP, giảm 0,41%, ghi nhận hơn 35 triệu đơn vị được khớp lệnh. KBC cũng diễn biến xấu với mức giảm 0,33%, giá cuối ngày xuống dưới mức tham chiếu là 30,5 nghìn đồng/CP. Gần 10 triệu cổ phiếu KBC được thực hiện trong phiên.

Một số mã ngành bất động sản ghi nhận sắc xanh hôm nay như DXG, HDG, IJC, KHG. Nhưng nhịp tăng yếu của loạt CP này không đủ lực kéo ngành BĐS đi lên.

Phiên hôm nay cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu hot của ngành dầu khí bị giảm. Trong đó BSR -1,58%, giá kết phiên còn 18,5 nghìn đồng/CP.

GAS giảm 1,63%, giá chốt mức 78,4 nghìn đồng/CP.

PLX giảm 1,77%, giá cuối ngày dừng mức 33,25 nghìn đồng/CP. PVD cũng giảm 1,29%, ghi nhận khối lượng giao dịch đạt gần 5,6 triệu CP. PVS đóng góp mức giảm 0,82%, giá cuối dừng mức 36,3 nghìn đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu trụ hôm nay chứng kiến chiều đi xuống của VNM với việc để mất 1,1 điểm (-1,56%), gần 2,9 triệu CP được giao dịch với mức giá quanh ngưỡng 69,4 nghìn đồng/CP.

Cổ phiếu tăng hôm nay ghi nhận GEX, VJC, PGV.

Đào Bích

Bạn đang đọc bài viết Chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, BĐS "rủ nhau" lao dốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.