0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/12/2023 14:14 (GMT+7)

Chủ tịch LDG Investment bị bắt, Sacombank trở thành chủ nợ gần nghìn tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Hiện nay, Sacombank trở thành chủ nợ lớn nhất của LDG Investment sau khi Chủ tịch doanh nghiệp này là ông Nguyễn Khánh Hưng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 30/11, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư LDG (còn gọi là LDG Investment; mã chứng khoán LDG) về tội lừa dối khách hàng.

Chủ tịch LDG Investment bị bắt, Sacombank trở thành chủ nợ gần nghìn tỷ đồng - Ảnh 1
Chủ tịch LDG Investment Nguyễn Khánh Hưng bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội Lừa dối khách hàng xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh.

Sau đó, LDG xác nhận Hưng bị bắt để điều tra vụ án xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Doanh nghiệp này cho biết các hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng vẫn được thực hiện. Dù vậy, cổ phiếu LDG trên sàn chứng khoán giảm còn 3.450 đồng/cổ phiếu nhưng trắng bên mua.

Ông Nguyễn Khánh Hưng bị bắt vào thời điểm LDG đứng trước nhiều khoản nợ tín dụng, trái phiếu đến ngày đáo hạn.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG và các công ty con, đến 30/9, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 4.500 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 3.300 tỷ đồng, nợ dài hạn là 1.200 tỷ đồng.

Đáng chú ý là khoản nợ vay và nợ thuê tài chính từ tổ chức tín dụng. Báo cáo cho thấy Sacombank – chi nhánh quận 11 (TP.HCM) là chủ nợ có dư nợ cao nhất khi cộng cả khoản dài hạn và ngắn hạn là 948 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, từ đầu năm đến 30/9, tài sản LDG giảm từ 7.800 tỷ đồng xuống 7.500 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 5.400 tỷ đồng, còn tài sản dài hạn 2.000 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo tài chính quý III của LDG, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp này đang bị tồn kho hoặc chiếm dụng. Theo đó, hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 2.000 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn khác và phải thu về cho vay ngắn hạn là 2.7000 tỷ đồng.

LGD trả trước cho người bán 566 tỷ đồng. Tổng các khoản này cộng lại là 5.200 tỷ đồng, chiếm 96% tài sản ngắn hạn (69% tổng tài sản).

Nếu quý III/2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của LDG là 7,5 tỷ đồng thì quý III chỉ còn 290 triệu đồng. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mảng kinh doanh chính) âm 554 triệu, lợi nhuận trước thuế âm 218 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 66 tỷ.

Chủ tịch LDG Investment bị bắt, Sacombank trở thành chủ nợ gần nghìn tỷ đồng - Ảnh 2
Sacombank trở thành chủ nợ lớn nhất của LDG Investment với khoản vay 948 tỷ đồng.

Trong khi đó, chủ nợ lớn nhất của LDG là Sacombank báo lãi trước thuế 9 tháng 2023 đạt 6.840 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, tính riêng quý III/2023, đa phần các mảng kinh doanh của ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh cốt lõi là thu nhập lãi thuần đạt 4.851 tỷ đồng, giảm gần 16%.

Tổng tài sản tính đến ngày 30/9 tăng 10% so với đầu năm lên hơn 651.288 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 472.073 tỷ đồng, tăng 7,6% so với số đầu năm. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng 18,5% lên hơn 6.670 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu ghi nhận hơn 10.387 tỷ đồng, gấp 2,4 lần thời điểm ngày 31/12/2022. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) gấp 5,2 lần lên hơn 2.961 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) gấp 4,3 lần lên 3.198 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 40% lên 4.227 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh 1,22 điểm % lên hơn 2,2%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 130% xuống còn 64%.

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại LDG Investment, hiện Sacombank chưa lên tiếng.

Thu Quỳnh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch LDG Investment bị bắt, Sacombank trở thành chủ nợ gần nghìn tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.