0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 01/10/2023 07:42 (GMT+7)

Chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh tiêu tiền vào đâu?

Theo dõi KT&TD trên

Huy động được 8.000 tỷ đồng từ việc phát hành trái phiếu, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh dùng gần 2.000 tỷ để trả nợ ngân hàng, chi hơn 3.800 tỷ mua cổ phần công ty khác và đầu tư dự án bên ngoài.

Chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh tiêu tiền vào đâu?
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh là người sáng lập, đại diện theo pháp luật, chỉ đạo, quyết định cao nhất các hoạt động kinh tế tại Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó, ông Dũng giữ vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm về số tiền hơn 8.600 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 6.630 bị hại trong vụ án.

Ông Dũng khai, từ năm 2021 đến đầu 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đóng băng, tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Công ty Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính, dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.

Trước khó khăn đó, bị can Đỗ Anh Dũng đã thống nhất chủ trương, chỉ đạo các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh sử dụng pháp nhân 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông ngụy tạo hoạt động kinh doanh bằng các hợp đồng 'khống' để làm phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Nhóm bị can này đã phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ, với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng. Sau khi hợp thức hồ sơ, phương án phát hành và thanh toán 'khống' để trở thành trái chủ sơ cấp, Tập đoàn Tân Hoàng Minh bán trái phiếu, huy động được tổng số tiền gần 14.000 tỷ đồng của nhà đầu tư trái pháp luật - theo kết luận điều tra.

Số tiền trên, ông Dũng thừa nhận không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu, mà dùng để thanh toán nợ đến hạn, quá hạn tổng cộng 1.976 tỷ đồng cho 2 ngân hàng; hơn 5.100 tỷ đồng tiền của nhà đầu tư sau được ông Dũng xoay vòng, trả cho nhà đầu tư đến hạn trước.

Ngoài ra, Chủ tịch Tân Hoàng Minh chi 1.475 tỷ đồng để mua cổ phần Công ty Thiên Bảo Phú Quốc, 1.050 tỷ đồng mua cổ phần Công ty Bình Minh, 370 tỷ đồng mua cổ phần Công ty Nam Anh, 320 tỷ đồng mua cổ phần Công ty Sao Đỏ Đà Nẵng, 620 tỷ đồng mua dự án Yên Phụ...

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng đặt cọc 585 tỷ đồng tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đầu tư mã chứng khoán VPB lỗ 153,9 tỷ đồng; chuyển 62,8 tỷ đồng tiền từ thiện; chi 50 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án tại Thái Nguyên; chi trả nợ, tiêu cá nhân, mua USD, thanh toán chi phí hoạt động của Tân Hoàng Minh...

Tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, ông Dũng còn chiếm đoạt hơn 8.800 tỷ đồng của 6.631 khách hàng riêng lẻ được xác định là bị hại trong vụ án. Sau khi giảm trừ 163,5 tỷ đồng dư nợ trái phiếu của Công ty Tổng Bách Hóa (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), số tiền chiếm đoạt của 6.630 bị hại còn lại là hơn 8.600 tỷ đồng.

Quá trình điều tra đến nay, ông Dũng đã nộp lại và Bộ Công an thu hồi tổng cộng hơn 8.600 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, đảm bảo thi hành án, hoàn trả cho bị hại.

Đỗ Anh Dũng nhận thức được hành vi vi phạm, thành khẩn khai báo, có đơn đề nghị và tích cực phối hợp khắc phục hậu quả trong vụ án và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Nhật Minh

Bạn đang đọc bài viết Chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh tiêu tiền vào đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.