0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 11/12/2024 09:26 (GMT+7)

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%

Theo dõi KT&TD trên

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6% và tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 8,9% và tăng 7,7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 2,1% và tăng 7,1%.

Cùng đó, ngành khai khoáng giảm 3,3% và giảm 4,3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%- Ảnh 1.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023

Ước tính 11 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 10,5%; công nghiệp khai khoáng tăng 0,3%.

Hầu hết các ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 26,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,8%; sản xuất trang phục tăng 8,6%; chế biến thực phẩm tăng 8,1%; sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,7%. 

Ngược lại, có hai ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ là: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 4,4%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 1,7%.

Bên cạnh đó, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 11/2024 tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%- Ảnh 2.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp 11 tháng năm 2024 tại Hà Nội giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%.

Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,1% (trong đó sản xuất chế biến thực phẩm giảm 19,2%; dệt giảm 8,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 6,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,9%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%; ngành khai khoáng tăng 18,2%.

Phùng Trà

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công Thương
Về phương án dự kiến sắp xếp tổ chức bộ máy tại Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ chuyển 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương...
ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong cả năm 2024 và năm sau, nhờ các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả của Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
VinFuture - Nguồn cảm hứng lớn cho nhà khoa học Việt bứt phá
Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 đã khép lại, song dư âm từ sự kiện và những câu chuyện, chia sẻ từ hàng trăm nhà khoa học kiệt xuất của thế giới vẫn tiếp tục truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu Việt Nam

Tin mới

Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công Thương
Về phương án dự kiến sắp xếp tổ chức bộ máy tại Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ chuyển 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương...
Lãi suất năm 2025 ra sao?
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, tình hình tài chính - ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 hứa hẹn sẽ có những chuyển biến đáng kể. Vấn đề lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục là điểm nóng trong các chính sách điều hành vì tác động trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội
Việc định giá đất theo nguyên tắc thị trường là điểm mới quan trọng nhất, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, tháo gỡ bất cập giá đất. Qua đó, thị trường bất động sản (BĐS) đang có nhiều triển vọng tích cực và các nhà đầu tư được khuyến nghị quan tâm hơn đến nhà ở xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.