0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 19/01/2024 16:07 (GMT+7)

Chân dung 'bà trùm' đất nền Bình Dương bị ngăn chặn mọi giao dịch tài sản

Theo dõi KT&TD trên

'Bà trùm' đất nền Bình Dương đã đã "thôn tính" hàng nghìn mét vuông đất ở các vị trí "siêu đẹp" rồi dùng chiêu "tách thửa bằng hình thức tặng, cho các con và phân chia tài sản vợ chồng" để toàn bộ 1.059 nền đất được miễn thuế thu nhập và không phải nộp phí trước bạ.

tm-img-alt
Bà Phạm Thị Hường từng khoe sở hữu nhiều sổ đỏ đất nền tại hàng loạt dự án ở Bình Dương.

Bộ Công an vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Bình Dương phối hợp ngăn chặn giao dịch, chuyển nhượng bất động sản, góp vốn… đối với Công ty Cổ phần Bất động sản Phú Hồng Thịnh (Công ty Phú Hồng Thịnh) và các cá nhân có liên quan.

Trong 7 cá nhân bị tạm dừng giao dịch tài sản nói trên có nữ đại gia Phạm Thị Hường (SN 1966, quê Quảng Bình, hiện thường trú ở Bình Dương). Cùng với người thân, bà Hường sở hữu Công ty CP Bất động sản Phú Hồng Thịnh và hàng loạt doanh nghiệp liên quan.

Công ty Phú Hồng Thịnh được thành lập từ tháng 5/2013 do bà Hường đứng đầu, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản với các dự án nhà ở thương mại, đất nền tọa lạc tại các vị trí đắc địa chủ yếu trên địa bàn TP Thuận An, TP Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Bà Hường được nhiều người gọi với cái tên 'bà trùm' đất nền Bình Dương. Sở dĩ bà Hường được gọi với cái tên này phải chăng vì khả năng "thôn tính" hàng nghìn mét vuông đất ở các vị trí "siêu đẹp" ở Bình Dương.

Gia đình bà Hường sở hữu hàng loạt công ty như: Công ty TNHH bất động sản Phú Hồng Thịnh; Công ty TNHH Quản lý đầu tư phát triển đô thị Việt Nam; Công ty cổ phần Phú Gia Khiêm Land; Công ty TNHH thương mại dịch vụ Bất động sản Phú Phong.

Đây là 4 công ty mà vào giữa năm 2020, C03 Bộ Công an yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện 17 dự án bất động sản.

Chân dung 'bà trùm' đất nền Bình Dương bị ngăn chặn mọi giao dịch tài sản

Tổng số lượng của 17 dự án nói trên lên tới hàng ngàn nền đất. Sau khi nhận chuyển nhượng quyền thuê đất sản xuất, các công ty do gia đình bà Hường làm chủ đã xin chuyển mục đích để phân thành các nền đất ở. Với cách làm này, chỉ trong vòng 3-4 năm, các công ty của gia đình bà Hường đã "thâu tóm" và tách thửa được hàng ngàn nền đất rồi bán cho người dân.

Ngoài 17 dự án nói trên, Bộ Công an còn yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ về việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp đối với 9 khu đất khác tại TP Thuận An vào năm 2014, liên quan trực tiếp đến cá nhân bà Hường.

Theo hồ sơ, năm 2014, bằng hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng, bà Hường đã chia tách 9 khu đất với tổng diện tích 10,13ha ở Thị xã Thuận An (nay là TP. Thuận An).

Những thửa đất diện tích nhỏ sau khi tách lại tiếp tục chuyển quyền sử dụng bằng hình thức cho tặng các con và phân chia tài sản vợ chồng. Sau đó, người thân trong gia đình bà Hường đứng ra chuyển nhượng lại cho người có nhu cầu.

Đáng chú ý, nhiều thửa đất trong số này chưa được lập thủ tục tách thửa, chưa chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cũng như chưa có phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, UBND TP. Thuận An vẫn giải quyết tách 1.059 thửa đất.

Theo kết quả thanh tra, nguồn gốc đất của các dự án là đất nhà máy, xí nghiệp thuê đất của Nhà nước để sản xuất kinh doanh. Sau khi nhận chuyển nhượng quyền thuê đất sản xuất, các công ty do gia đình bà Hường làm chủ đã xin lập dự án nhà ở thương mại và nhanh chóng được các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương chấp thuận.

Theo quy hoạch tổng thể, nhiều dự án có quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội nhưng gia đình bà Hường đã xin điều chỉnh thành đất nhà ở thương mại. Tất cả đều được các cấp thẩm quyền của tỉnh Bình Dương nhanh chóng chấp thuận.

Chỉ trong vòng 4 năm, các công ty của gia đình bà Hường "thâu tóm" các khu đất vàng lập nên hàng chục dự án, tách hàng ngàn nền đất bán cho người dân một cách dễ dàng. Điều này khiến dư luận đặt vấn đề, liệu có sự "chống lưng" do doanh nghiệp là "sân sau" của lãnh đạo nào ở tỉnh Bình Dương nên mới được "ưu ái"?

Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc tách thửa này là bất thường và có dấu hiệu vi phạm pháp luật của UBND Thị xã Thuận An, trực tiếp là ông Đặng Văn Ba - Phó Chủ tịch UBND Thị xã Thuận An - khi đó.

Từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2011, ông Ba đã trực tiếp ký tách thửa, cấp 1.059 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà Hường và hai con. Việc cấp giấy chứng nhận này diễn ra nhanh chóng, như ngày 17/1/2011, ông Ba ký cấp 107 giấy chứng nhận.

Kết luận kiểm tra việc phân lô bán đất nền trên địa bàn Thị xã Thuận An được UBND tỉnh Bình Dương công bố ngày 13/11/2014 cho biết, với việc tách thửa đất bằng hình thức tặng cho các con và phân chia tài sản vợ chồng như trên, bà Hường đã được miễn thuế thu nhập và không phải nộp lệ phí trước bạ.

Ngoài việc tách thửa đất khi chưa lập thủ tục tách thửa và chưa chuyển mục đích sử dụng đất, bà Hường còn không phải bỏ tiền ra để xây dựng cơ sở hạ tầng và hưởng lợi 41,3 tỷ đồng tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

Trước các sai phạm liên quan đến việc tách thửa đất của bà Hường và người thân trên địa bàn Thị xã Thuận An, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ ra trách nhiệm của hàng loạt cán bộ địa phương vì đã buông lỏng quản lý đất đai, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để làm rõ.

Bạn đang đọc bài viết Chân dung 'bà trùm' đất nền Bình Dương bị ngăn chặn mọi giao dịch tài sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).