Cảng Hòn Nét không cầu cảng mà hái ra tiền nhưng ngân sách lại thất thu
Cảng Hòn Nét, thương thuyền gọi tắt tên cụm cảng nổi ở vùng biển Đông Bắc (Quảng Ninh).
Còn theo công bố của Bộ Giao thông vận tải thì gọi là vùng nước cảng biển khu vực Cẩm Phả - Cửa Đối và có tách ra các bến phao, khu neo gồm: Hòn Miều, Hòn Pháo, Hòn Nét, Hòn Ót, Con Ong, Cửa Đối… Cảng biển không có cầu cảng, chỉ thả neo là làm hàng như hái ra tiền, nhưng ngân sách lại thất thu.
Tháng 2/2024, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh về thực trạng và quy hoạch hệ thống cảng biển Quảng Ninh được Bộ Giao thông vận tải công bố tại Thông tư số 01/2018/TT-BGTVT ngày 03/01/2018, trong 6 vùng nước cảng biển ở địa phương thì các bến phao, khu neo ở Quảng Ninh duy nhất trong toàn quốc thủy diện rộng, nước sâu, lặng sóng, không cần đầu tư xây dựng bông tông cầu cảng, chỉ cần buông neo là bốc xếp - xuất nhập hàng hóa, làm hàng quanh năm không phụ thuộc thời tiết.
Cụ thể, Khu neo Hòn Nét 1 có diện tích 412,4ha, Hòn Nét 2 có diện tích 1.053,3ha tiếp nhận tàu có trọng tải đến 120.000 DWT, tàu trọng tải 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện. Khu neo đậu Hòn Con Ong 1 diện tích 851,3ha; Hòn Con Ong 2 diện tích 521,7ha, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, tàu trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện. Hòn Miều và Hòn Pháo… neo tàu trọng tải đến 200.000 tấn, mớn nước 14,5m hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
Trong đó, Hòn Miều gồm 12 điểm neo đậu, Hòn Pháo gồm 4 điểm neo đậu. Hòn Ót gần bờ neo tàu trọng tải đến 30.000 tấn. Khu neo lạch đảo Cống Tây và Cống Đông có diện tích 44,3ha tiếp nhận tàu, phương tiện thủy nội địa trọng tải đến 3.000 DWT tiện lợi cho các dịch vụ hậu cần, giao nhận hàng hóa cho tàu thuyền vận tải tuyến thủy nội địa lợi ích kinh tế cao nhất trong các phương thức giao thông vận tải.
Năm 2023, tổng sản lượng hàng hóa qua vùng nước bến phao, khu neo gọi tắt là cảng nổi của Quảng Ninh đạt 139 triệu tấn. Nếu lấy cảng Cái Lân cùng ở địa phương, được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 483/TTg ngày 25/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành năm 2004 bằng nguồn vốn ODA. Quy hoạch cảng gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp container và 2 bến nghiêng; kho có diện tích 10.000m², bãi chứa hàng với 17.000m²; thiết bị bốc dỡ gồm 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động 8-10 tấn.
Cảng Cái Lân được giới thiệu là cảng đồng bộ đầu tiên ở miền Bắc, khả năng xếp dỡ chỉ đạt từ 5 triệu đến 8 triệu tấn/năm mà so sánh, thì cụm cảng nổi ở Quảng Ninh đạt 139 tấn/năm là con số đáng nể trọng.
Vùng nước bến phao, khu neo Hòn Miều, Hòn Pháo thuận lợi cho các tàu hàng rời trọng tải 188.000 DWT với mớn nước 14,5m hạ tải an toàn trước khi vào vùng nước Con Ong-Hòn Nét dỡ toàn tải, giảm được chi phí vận tải lại tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Cụm cảng nổi Con Ong-Hòn Nét trợ thủ đắc lực cho cảng Cửa Ông chỉ có 2 cầu bến dài 514m, độ sâu luồng tuyến từ 6,8 đến 9,8m chỉ tiếp nhận được tàu trọng tải đến 65.000 DWT và 75.000 DWT đã giảm tải tới mớn nước phù hợp cập cảng; năm 2023, than xuất nhập qua cảng đạt sản lượng 6,642 triệu tấn. Cụm cảng nổi Con Ong-Hòn Nét các tàu pha sông biển, nhận hàng hóa giao thương bằng đường thủy nội địa đến các địa phương duyên hải phía Bắc lợi đơn lợi kép.
Năm 2023, thành phố Cẩm Phả làm hàng tại vùng neo đậu chiếm 80%, nhờ đó mà địa phương được vinh danh thu ngân sách tốt nhất tỉnh; theo đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cẩm Phả thu ngân sách Nhà nước 5.565 tỷ đồng, lũy tiến tăng và tăng 24% so với năm trước, thu hút được thêm 35 doanh nghiệp mở tờ khai xuất nhật hàng hóa tại địa phương, đóng góp thêm cho ngân sách 542 tỷ đồng/năm.
Cụm cảng nổi của Quảng Ninh trước đây các doanh nghiệp dịch vụ cảng biển Hải Phòng thao túng thị trường xếp dỡ, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Tỉnh ủy về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 các doanh nghiệp ở địa phương yên tâm đầu tư vào dịch vụ Logistics hậu cần sau cảng.
Cụm cảng nổi Con Ong-Hòn Nét hiện có trên 10 doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia hoạt động xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ công nghiệp và hậu cần trên biển, có doanh nghiệp đầu tư thiết bị nâng hạ, xếp dỡ trị giá hàng nghìn tỷ đồng, với năng lực xếp dỡ chung từ 80.000 đến 100.000 tấn/ngày, đã làm chủ được việc xếp dỡ hàng hóa và còn nhanh hơn hạn định lưu bến.
Nhưng vùng nước bến phao, khu neo gọi tắt là cảng nổi của Quảng Ninh, như cảng nổi đang như bị “thả nổi” về công tác quản lý. Vùng nước thuộc địa giới hành chính địa phương, quản lý về thuế xuất nhập khẩu do chuyên ngành hải quan quản lý vùng nước neo đậu, do Cảng vụ Hàng hải chủ trì; quản lý xuất nhập khẩu-xuất nhập cảnh thuộc chức năng Bộ đội Biên phòng… không thấy vai trò của cơ quan thẩm quyền địa phương.
Phóng viên Báo điện tử Xây dựng thực mục một con tàu chất dằm tải, nước biển mấp mé mặt boong. Một chiến sỹ đội Cảnh sát Thủy cùng chứng kiến bảo, khi tàu đắm chết người thì Công an địa phương ra xử lý hậu quả, còn đôn đốc nhắc nhở, chủ tàu chở quá tải không đảm bảo an toàn thì không thuộc thẩm quyền. Các chủ hàng, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin xuất nhập than cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và đơn vị giao nhận than của Tổng Công ty Đông Bắc, Bộ Quốc phòng… hai đơn vị nòng cốt xuất nhập than qua cảng này đã ứng dụng công nghệ bảo vệ môt trường tốt; còn nhà máy xi măng Cẩm Phả xuất nhập khoảng 4 triệu tấn xi măng, clinker Portland/năm, thiếu các giải pháp về môi trường hoặc hà tiện đầu tư cho môi trường để bụi đêm ngày phát tán ra vùng biển Bái Tử Long, không thấy ai nhắc nhở về môi trường.
Vùng nước bến phao, khu neo cảng nổi của Quảng Ninh có những diễn biến phức tạp về thị trường xếp dỡ. Tình trạng chèo kéo-tranh giành khách như “quần ngư tranh thực”, sự cạnh tranh không lành mạnh ngày đêm nguy cơ xung đột gữa các nhóm thợ khuân vác, các chủ doanh nghiệp xếp dỡ. Cảng không có người “cầm cái” để công xếp dỡ rớt giá quá sâu, không đúng với giá trị ngày công người lao động, dẫn đến tình trạng người lao động phản ứng “ngầm”.
Trong đó, các gầu xúc hàng rời như xi măng, clinker đổ ngay từ trên cao xuống khoang tàu vung vãi ra ngoài, lãng phí trên dưới 10 tấn/ngày, còn gây bụi bặm bao trùm cả một không gian lớn.
Cảng nổi không có những quy định về chất lượng kỹ thuật, an toàn công cụ lao động như hợp quy phương tiện xếp dỡ trên bờ. Những chiếc cần cẩu, thiết bị nâng hạ được tự chế gá lắp trên bông tông, phao nổi trên mặt biển không rõ mức độ an toàn, hạn định sử dụng. Người xếp dỡ không ít là lao động phổ thông hoặc khi nông nhàn, được “chợ lao động” tuyển dụng từ tỉnh ngoài đến sử dụng kiểu “ăn đấu làm khoán” thời vụ hoặc làm một tàu hàng mà “cai” giành giật được, trong khi thợ xây trên bờ còn có chứng chỉ hành nghề.
Hoạt động cảng nổi toàn quốc chỉ Quảng Ninh có nên Nhà nước không có hợp quy phương tiện, công cụ lao động; quy phạm cho lao động xếp dỡ hàng hóa trên mặt nước, hiện những quy định về chất lượng kỹ thuật và sản xuất ở cảng nổi này chỉ do các doanh nghiệp tự đặt ra.
Năm 2023, khối lượng hàng hóa qua các cảng của Quảng Ninh, tăng 4,4% so với năm trước, chiếm khoảng 15% khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trên toàn quốc. Đối với các cảng biển nhóm 1 phía Bắc, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Quảng Ninh chiếm khoảng 52% đến 57%.
Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 24/2/2024 về công tác xây dựng quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy có ý kiến, trên cơ sở thẳng thắn, nhìn nhận hiện trạng thì cảng biển của địa phương chưa thực sự phát huy hết tiềm năng lợi thế hiện có.
Cảng nổi Con Ong-Hòn Nét sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 139 triệu tấn/ năm, thu ngân sách Nhà nước 5.565 tỷ đồng, tuy chủ yếu là hàng nặng hàng rời, giá trị kinh tế không cao, nhưng vẫn là thấp so với tiềm năng. Nguồn thu chỉ nhỉnh hơn sự “tuột tay” móm lợi nhập khẩu ôtô con của cảng Cái Lân năm 2019 (Thông tư 06/2019/TT-BCT Bộ Công Thương quy định về cửa khẩu được nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi vào Việt Nam khi ấy gồm các cửa khẩu cảng biển: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cảng Cái Lân mỗi năm nhập khẩu trên 1 vạn chiếc ôtô “sang” lợi thu cho ngân sách 5.000 tỷ đồng/năm). Song những người trong chăn mới biết “chăn ấm”, chỉ Quảng Ninh mới có lợi thế xuất nhập hàng rời qua cảng, cảng Con Ong-Hòn Nét có chiều dài lạch biển neo đậu trên 17,5km, độ sâu âm từ 15-16,4m với 73 điểm neo đậu, nhưng chưa tận thu được ngân sách cho Nhà nước là bao.
Trong văn bản của Ban vận động thành lập Hiệp hội Bốc xếp dưới nước, thành viên sáng lập ở Công ty Cổ phần Đại lý hàng hải - Vinacomin ngày 02/8/2021 gửi Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh nêu, hoạt động bốc xếp tại cảng nổi không có sự sắp xếp điều hành, dẫn đến một số doanh nghiệp không có nghề bốc xếp, không có năng lực, phương tiện nâng hạ “tay không” cũng tranh giành xếp dỡ, đi “cửa sau” ký hợp đồng rồi thuê mướn cần cẩu, phương tiện dưới nước chắp vá gây lộn xộn mất trật tự, an toàn khu vực chuyển tải. Việc thu phí không đồng nhất dẫn đến thất thu cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xếp dỡ chính ngạch, ảnh hưởng đến các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp.
Vùng nước bến phao, khu neo ở Quảng Ninh chưa thống nhất được việc nhập cảng nào phải lập tờ khai hải quan thuế khóa ở địa phương ấy. Nhiều tàu nước ngoài lập tờ khai ở nơi khác, đến đây như đậu nhờ để chuyển tải, gánh nặng môi trường để lại cho Quảng Ninh. Cảng nổi thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương nên chưa có bộ đơn giá về định mức xếp dỡ hàng hóa, hợp quy thiết vị sản xuất - công cụ lao động… Các phương tiện sản xuất, định mức lao động do các doanh nghiệp tự định ra, nên Nhà nước khó tính thuế đúng và đủ ngân sách bỏ lọt nguồn thu.