0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 30/09/2024 06:30 (GMT+7)

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để tăng tốc chuyển đổi xanh

Theo dõi KT&TD trên

Để gỡ khó cho chuyển đổi xanh, việc cần làm phải bắt đầu từ các cơ quan quản lý. Trong đó, việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và đơn giản hóa quy trình thực hiện là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Chính phủ đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và nhiều chính sách để thực thi như: Quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, phê duyệt danh mục các cơ sở phát thải cần kiểm kê khí nhà kính; đề án về nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển khai kết quả Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu... Cộng đồng doanh nghiệp cũng đang tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi xanh, với nhiều doanh nghiệp đang thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị), hướng tới thực hiện tăng trưởng xanh.

Tại hội thảo “Phát triển bền vững 2024” với chủ đề “Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero” diễn ra mới đây, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng điểm khó chung mà doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh đang gặp là hệ thống chính sách pháp luật còn chồng chéo. Do đó khó tránh khỏi một số quy định hiện hành lại gây vướng khi triển khai chuyển đổi xanh, vốn chứa đựng nhiều khái niệm, công việc hoàn toàn mới.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để tăng tốc chuyển đổi xanh - Ảnh 1
Các diễn giả, khách mời tham dự hội thảo Phát triển bền vững 2024 với chủ đề “Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero”. (Ảnh tư liệu)

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, ngành nào cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh chuyển đổi xanh, nhất là các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất, dịch vụ, nhưng cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước đều gặp phải nhiều vướng mắc trong quy định chưa giải quyết được.

Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và nhiều chính sách để thực thi chiến lược này. Tuy nhiên, ông Việt cho rằng để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh thì Chính phủ và doanh nghiệp cần có những hành động mới. Trong đó, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, chuyên gia cần hoàn thiện khung chính sách về khử carbon; xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh; thiết kế và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh.

Theo quan điểm của ông Trương Anh Hải, Phó Tổng Giám đốc phụ trách An toàn, Sức khỏe, Môi trường và Cộng đồng của Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, để giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, thì một doanh nghiệp thực hành chưa đủ mà cần có cả chuỗi cung ứng tham gia. Muốn xây dựng cộng đồng chuyển đổi xanh thì sự vận động tự thân của một vài doanh nghiệp là chưa đủ, mà cần có thêm sự hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp từ cơ chế, chính sách, quy định pháp lý về chuyển đổi xanh trong nhiều lĩnh vực như môi trường, thuế, tín dụng… Tức là, việc này cần sự tham gia chặt chẽ và đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để tăng tốc chuyển đổi xanh - Ảnh 2
Để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh thì Chính phủ và doanh nghiệp cần có những hành động mới. (Ảnh minh họa)

Hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu đi Liên minh châu Âu (EU) phải tuân thủ hàng loạt chính sách xanh như Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan), Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 (EU Biodiversity Strategy for 2030) và mới đây nhất là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Trong bối cảnh này, chuyển đổi xanh, sản xuất xanh là lộ trình tất yếu mà doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện để tăng năng lực cạnh tranh.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn thiếu khung pháp lý quy định về phát triển kinh tế xanh cho từng ngành, từng lĩnh vực và cả quy định về việc huy động nguồn vốn xanh. Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra các khung pháp lý cụ thể hơn đồng thời tận dụng kinh nghiệm, kiến thức quốc tế trong phát triển kinh tế xanh để không đi lệch hướng, không lãng phí nguồn lực.

Bên cạnh khung pháp lý hoàn thiện, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết kế và hỗ trợ đồng bộ trong các chính sách liên quan đến môi trường, thuế, tín dụng… để doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất xanh.

Để ráp các mảnh ghép chuyển đổi xanh lại tạo thành bức tranh hoàn thiện cần có một tấm nền, đó chính là khung pháp lý. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời và ban hành hướng dẫn thực hiện các chiến lược chính sách chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung chính sách về khử carbon như thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, từ nay đến năm 2040 Việt Nam sẽ cần 368 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi xanh. Trong 10 năm tới, Việt Nam cần huy động hàng trăm tỷ USD, trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò dẫn đầu. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VIII của Chính phủ, chỉ riêng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ cần khoảng 650 tỷ USD Mỹ đầu tư giai đoạn 2021-2050. Nguồn vốn xanh này được dùng để tăng công suất năng lượng tái tạo, đầu tư vào các công nghệ xanh mới như hydro, thu giữ carbon và pin lưu trữ điện, chuyển đổi xanh cho giao thông vận tải và xây dựng.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để tăng tốc chuyển đổi xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.

Tin mới

Nghịch lý trong trải nghiệm cà phê chuỗi
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động với hàng loạt các hoạt động truyền thông rầm rộ, đặc biệt là trong các dịp Lễ Tết lớn.
Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động
Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Sâm Ngọc Linh: Bí ẩn y học từ ngàn đời của người Xơ Đăng
Từ bao đời nay, trong ký ức và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Xơ Đăng, cây sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, là biểu tượng của sự sống, là báu vật của thần rừng. Đây là loài sâm đặc biệt quý hiếm, được coi là “quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam.