0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/07/2023 13:06 (GMT+7)

Cần hơn 130 tỷ USD đầu tư phát triển nguồn điện quốc gia đến 2030

Theo dõi KT&TD trên

Theo Dự thảo của Bộ Công Thương, dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện nhằm đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030 lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD.

Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Trong đó, nhấn mạnh nhu cầu vốn trong giai đoạn này rất lớn, dự kiến lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD. Cụ thể, vốn đầu tư cho phần nguồn điện khoảng 98,6-119,8 tỷ USD (87-88,9%) và vốn đầu tư cho lưới điện khoảng 14,6-14,9 tỷ USD (11,1-12,9%).

Vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 là 57,1 tỷ USD, trong đó nguồn điện 48,1 tỷ USD, lưới truyền tải 9 tỷ USD. Vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 là 77,6 tỷ USD, trong đó nguồn điện 71,7 tỷ USD, lưới truyền tải 5,9 tỷ USD.

Bộ đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển đất nước.

Thực hiện quy định tại Luật Quy hoạch và nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Cần hơn 130 tỷ USD đầu tư phát triển nguồn điện quốc gia đến năm 2030 - Ảnh 1
Theo Dự thảo của Bộ Công Thương, dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện nhằm đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030 lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Theo Tờ trình, Bộ Công Thương cho hay, căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đưa ra danh mục các dự án đầu tư công, dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công.

Với các dự án nguồn điện lớn có thời gian chuẩn bị và xây dựng dài, ngoài việc tính toán từ nhu cầu hệ thống còn cần căn cứ vào tình hình triển khai thực tế để xác định tiến độ vận hành.

Các dự án điện gió ngoài khơi do hiện chưa rõ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và phạm vi dự án nên sẽ được phân bổ theo vùng tới năm 2030. Quy mô công suất điện gió ngoài khơi sẽ được chuẩn xác trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Đối với các dự án điện than lớn, rủi ro chậm tiến độ do những khó khăn trong quá trình chuẩn bị đầu tư và tiến độ vận hành chưa xác định cụ thể được, Bộ Công Thương sẽ tiến hành làm việc với các chủ đầu tư dự án để làm rõ khả năng tiếp tục triển khai hoặc xem xét chấm dứt theo quy định.

Đối với các nguồn điện chạy nền, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh cung cấp điện (nguồn nhiệt điện chạy LNG nhập khẩu, khí trong nước, thủy điện lớn... ), cần được rà soát tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hàng năm/hàng quý để có đánh giá chính xác nhất về khả năng cung ứng điện quốc gia trong từng năm đến 2030 và đề xuất các giải pháp nếu bị chậm tiến độ.

Các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được phân bổ theo vùng. Quy mô công suất điện gió ngoài khơi sẽ được chuẩn xác trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Việc lựa chọn quy mô, vị trí cụ thể của các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được các địa phương quyết định căn cứ vào các yếu tố chính gồm: chi phí sản xuất điện, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, chi phí truyền tải điện và hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội các địa phương.

Các dự án điện mặt trời tập trung sẽ được tính toán quy mô công suất theo các địa phương căn cứ vào: Tính khả thi thực hiện, tiến độ triển khai thực tế; khả năng giải tỏa công suất của lưới điện khu vực địa phương; chi phí sản xuất điện quy dẫn, có xét đến chi phí truyền tải điện.

Các dự án điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp, quy mô phát triển đạt khoảng 2.600MW năm 2030 theo nguyên tắc: Tính toán công suất điện mặt trời mái nhà tăng thêm phù hợp với quy mô phát triển tại Quy hoạch điện VIII; Công suất điện mặt trời mái nhà theo từng tỉnh trên cơ sở tính toán công suất tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời mái nhà các khu công nghiệp.

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khu vực công sở, nhà dân, kế hoạch là thực hiện theo lộ trình phấn đấu độ bao phủ đạt 50% số tòa nhà công sở và nhà dân vào năm 2030.

Việc xuất, nhập khẩu điện bao gồm thực hiện kết, trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên, tăng cường an toàn hệ thống điện; đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mekong (GMS) có tiềm năng về thủy điện. Quan tâm đầu tư, khai thác các nguồn điện tại nước ngoài để cung ứng điện về Việt Nam.

Năm 2030, nhập khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ; có thể tăng lên 8.000 MW. Đến năm 2050, nhập khẩu khoảng 11.000 MW, trên cơ sở cân đối với xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả tối ưu tổng thể.

Để đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đưa ra 11 nhóm giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ, bao gồm:

Các giải pháp về bảo đảm an ninh cung cấp điện đến năm 2025, 2030; tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện; pháp luật, chính sách; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai; khoa học và công nghệ; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế.

Đồng thời, tăng cường năng lực trong nước, nội địa hóa thiết bị ngành điện, xây dựng phát triển ngành cơ khí điện; tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Cần hơn 130 tỷ USD đầu tư phát triển nguồn điện quốc gia đến 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chứng khoán ngày 17/6: VN-Index tăng gần 10 điểm, tiến sát mốc 1.350
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 17/6, khi chỉ số VN-Index tăng thêm gần 10 điểm, đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Động lực tăng đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản và sự đồng thuận của các mã vốn hóa lớn.
Tỷ giá USD hôm nay (18/6): Đồng USD tăng giá
Tỷ giá USD hôm nay (18/6): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu biến động ngược chiều nhau, giá bán tại nơi công bố cao nhất đạt 26.247 đồng/USD. Chỉ số USD index (DXY) đi lên đạt 98,23 điểm.
Thuế và sàn TMĐT: Cân bằng giữa thúc đẩy và kiểm soát
Sự phát triển bùng nổ của TMĐT tại Việt Nam trong những năm qua đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế số. Các sàn TMĐT không chỉ là kênh phân phối hàng hóa hiện đại, tiện lợi mà còn là "mảnh đất màu mỡ" tạo ra sinh kế cho hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Tỷ giá có thể hạ nhiệt vào cuối năm
Mặc dù vẫn chịu áp lực trong ngắn hạn, tỷ giá VND/USD được kỳ vọng sẽ dần ổn định và giảm nhẹ vào cuối năm 2025, khi triển vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trở nên rõ ràng hơn.

Tin mới

Cuộc đua của các chuỗi cà phê "không ngủ" tại Việt Nam
Giữa thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam, vốn đã vô cùng sôi động và cạnh tranh với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, một xu hướng kinh doanh mới đang nổi lên và dần khẳng định vị thế của mình: mô hình các quán cà phê hoạt động liên tục 24 giờ.
Người Việt uống bao nhiêu trà sữa mỗi năm?
Trà sữa, thức uống du nhập từ Đài Loan, đã không còn đơn thuần là một món giải khát mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống hiện đại của người Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Chứng khoán ngày 17/6: VN-Index tăng gần 10 điểm, tiến sát mốc 1.350
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 17/6, khi chỉ số VN-Index tăng thêm gần 10 điểm, đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Động lực tăng đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản và sự đồng thuận của các mã vốn hóa lớn.
Tỷ giá USD hôm nay (18/6): Đồng USD tăng giá
Tỷ giá USD hôm nay (18/6): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu biến động ngược chiều nhau, giá bán tại nơi công bố cao nhất đạt 26.247 đồng/USD. Chỉ số USD index (DXY) đi lên đạt 98,23 điểm.
Chống hàng giả trên sàn TMĐT: Cuộc chiến chưa hồi kết
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã mở ra một kênh mua sắm tiện lợi, hiện đại cho hàng triệu người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng vũ bão đó là một vấn nạn nhức nhối, dai dẳng và ngày càng tinh vi: hàng giả, hàng nhái.