UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khẩn trương triển khai thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II theo đúng tiến độ.
Trong công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, đặc biệt là giai đoạn thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Trong kết luận thanh tra vừa công bố, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án điện nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung thêm 154 dự án không có căn cứ, cơ sở pháp lý, gây lãng phí nguồn lực và thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 25/12/2023, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Bộ Công Thương yêu cầu EVN, PVN, PVGas, PVPower khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật và căn cứ vào tình hình thực tế triển khai các dự án cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nước có thế mạnh về phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi để có đề xuất.
Theo mục tiêu đề ra trong quy hoạch điện VIII, chúng ta sẽ ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050.
Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030.
Theo Dự thảo của Bộ Công Thương, dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện nhằm đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030 lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD.
Sau 8 tờ trình, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được phê duyệt. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.