0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 09/01/2025 20:15 (GMT+7)

Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù

Theo dõi KT&TD trên

Sau Nghị quyết 173/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025, cho tới thời điểm này, thuốc lá điện tử là hàng cấm, nhiều chế tài xử lý việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử… chính thức được áp dụng.

Không thực hiện thủ tục hải quan đối với thuốc lá điện tử

Ngày 6/1/2025, Tổng cục Hải quan có văn bản số 17/TCHQ-GSQL chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nguyên liệu, linh kiện sản xuất thuốc lá điện tử...

Cùng với đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thống kê số liệu hàng hóa tồn tại doanh nghiệp trên địa bàn quản lý gồm: Linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; bán thành phẩm, thành phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; phế liệu, phế phẩm theo bảng tại Phụ lục đính kèm và đề xuất biện pháp xử lý. Số liệu thống kê gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) trước ngày 10/1/2025 để tổng hợp.

Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Các chế tài xử phạt về buôn bán, sử dụng… thuốc lá điện tử đều ở mức tăng nặng nhằm thực hiện nghiêm việc răn đe.

Trước đó, vào ngày 30/11/2024, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 173/2024/QH15 về việc: “thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội".

Sau khi Nghị quyết của Quốc hội được thông qua, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 6 của khu vực ASEAN cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Buôn bán thuốc lá điện tử mức cao nhất, bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm tù

Theo luật sư Nguyễn Văn Tuý, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, từ năm 2025, thuốc lá điện tử chính thức là hàng cấm. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử sẽ xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử sẽ bị truy cứu về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với các khung hình phạt như sau:

Đối với cá nhân: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

Luật sư Túy lưu ý, buôn bán thuốc lá điện tử trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Buôn bán thuốc lá điện tử trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại, ngoài việc áp dụng khung phạt tiền cao nhất lên tới 9 tỷ đồng còn bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Nhìn nhận dưới góc độ của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ, luật sư Nguyễn Thị Yến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Luật Đầu tư đã quy định rõ về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ cũng quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo hàng cấm.

Tiếp đó là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy... cũng có quy định xử phạt hành vi sử dụng trái phép chất ma túy từ 1 đến 2 triệu đồng.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Do đó, hành vi buôn bán thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể các mức phạt tiền thấp nhất từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điện tử trị giá dưới 3 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1,5 triệu đồng. Mức phạt cao nhất, từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điện tử trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

Các mức phạt nêu trên áp dụng cho đối tượng vi phạm là cá nhân, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Khắc Hạnh

Bạn đang đọc bài viết Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đổi mới công nghệ: Động lực bứt phá cho ngành chè Việt Nam
Mặc dù có diện tích trồng chè lớn, sản lượng chè cao, tuy nhiên ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự đạt được những thành tựu như mong muốn. Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 79/UBND-NC ngày 08/01/2025 về việc triển khai Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 09/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.

Tin mới

Đổi mới công nghệ: Động lực bứt phá cho ngành chè Việt Nam
Mặc dù có diện tích trồng chè lớn, sản lượng chè cao, tuy nhiên ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự đạt được những thành tựu như mong muốn. Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 79/UBND-NC ngày 08/01/2025 về việc triển khai Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 09/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Phát hiện hàng chục tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, phục vụ nhu cầu tăng cao dịp Tết
Trên 10 tấn nội tạng động vật đông lạnh là sách bò, dạ dày bò, dạ dày lợn, trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị lực lượng QLTT chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế công an thành phố Hà Nội kiểm tra và thu giữ tại KCN Quang Minh và 01 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì.
Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.
Trà sữa trái cây: Xu hướng tạo trend mạnh mẽ năm 2025
Trà sữa trái cây đang nhanh chóng trở thành một xu hướng "hot" trong năm 2025, nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa trà sữa béo ngậy và trái cây tươi mát. Sự sáng tạo không ngừng trong hương vị và lợi ích sức khỏe đã khiến thức uống này thu hút mạnh mẽ giới trẻ, tạo nên một trào lưu toàn cầu.