0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 08/06/2024 07:37 (GMT+7)

6 nhóm ngành được dự báo có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 2/2024

Theo dõi KT&TD trên

Sang quý 2/2024, cơ hội tìm kiếm các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao dần khan hiếm hơn, giới đầu tư đang đặt kỳ vọng vào những nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao.

Dựa trên các dự báo và phân tích kinh tế của Agriseco, dưới đây là sáu nhóm ngành được cho là sẽ dẫn đầu về lợi nhuận trong quý tới.

6 nhóm ngành được dự báo có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 2/2024.  
6 nhóm ngành được dự báo có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 2/2024.

Nhóm bán lẻ

Trong Quý 2 tới đây, ngành bán lẻ vẫn có dư địa tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp trong quý 2/2023 - giai đoạn các doanh nghiệp bán lẻ tạo đáy về lợi nhuận. Agriseco kỳ vọng trong quý tới, lợi nhuận toàn ngành tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ và tăng trưởng so với quý trước đó nhờ nền kinh tế có tín hiệu khởi sắc.

Lượng khách du lịch cải thiện tích cực cũng góp phần kích thích nhu cầu tiêu dùng. Tổng lượng khách quốc tế 4 tháng đầu năm đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023 và thậm chí đã cao hơn 3,9% so với trước dịch Covid 19;

Quý 2/2024 là thời điểm bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm điện máy, điện lạnh sẽ gia tăng. Cùng với đó, các sự kiện thể thao quốc tế như Euro cũng góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm điện máy như tivi;

Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp, các chính sách kích cầu tiêu dùng như giảm thuế VAT sẽ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để ngành bán lẻ phục hồi mạnh mẽ trong các quý tiếp theo.

Nhóm thép

Trong Quý 2/2024, sản lượng bán hàng thép tiếp tục phục hồi, ước tính tăng 15% so với cùng kỳ và đạt gần 10,5 triệu tấn và kênh xuất khẩu dự báo tiếp tục khả quan nhờ các thị trường xuất khẩu như Mỹ, châu Âu đẩy mạnh xây dựng hạ tầng.

Theo VSA, sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong tháng 4 đạt 2,6 triệu tấn, tăng 31,5% yoy trong đó thép xây dựng tăng 62% yoy đạt 1,19 triệu tấn, sản lượng bán tôn mạ đạt 538,5 nghìn tấn, tăng 52% yoy nhờ nhu cầu từ xây dựng dân dụng và đẩy mạnh các công trình đầu tư công trọng điểm

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp nhóm thép cũng được cải thiện so với cùng kỳ nhờ các doanh nghiệp duy trì chính sách hàng tồn kho thấp giúp giá thành diễn biến sát với giá nguyên vật liệu (cùng kỳ năm ngoái các doanh nghiệp phải chịu hàng tồn kho giá cao trong khi giá bán giảm khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp)

Nhóm xuất khẩu

Nhóm ngành xuất khẩu cũng được Agriseco Research dự báo có lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024. Cụ thể, đối với xuất khẩu dệt may: Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 5 tháng đầu năm tăng gần 4% so với cùng kỳ. Agriseco Research nhận định đây chưa phải mức phục hồi mạnh so với một số ngành hàng khác, nhưng các thị trường xuất khẩu cũng đã xuất hiện các tín hiệu tích cực hơn khi lượng đơn hàng của các doanh nghiệp đã được lấp đầy cho đến hết quý 3.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì năm 2023. Đáng nói, điểm tích cực là các tháng gần đây mức tăng trưởng liên tục cải thiện.

Cùng với đó, giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường lớn đã phục hồi từ 10 - 20% kể từ đầu năm, qua đó giúp các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận đáng kể.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu cao su, chất dẻo cũng tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Cụ thể, xuất khẩu cao su tăng 5%, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đều tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.

"Đáng chú ý, với việc kỳ vọng Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường vào kỳ tháng 7/2024 có thể là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu ngành xuất khẩu trong ngắn hạn", nhóm phân tích Agriseco Research nhận định trong báo cáo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhóm xây dựng

Ngành xây dựng hạ tầng kỳ vọng tăng trưởng mạnh so với mức nền thấp năm 2023 nhờ kỳ vọng khối lượng thi công sẽ tăng cao trong quý 2 năm 2024 do năm 2024 là năm cao điểm giải ngân đầu tư công và tỷ lệ giải ngân tính đến tháng 4/2024 tích cực hơn so với cùng kỳ.

Theo Agriseco Research tổng hợp, các doanh nghiệp có khối lượng backlog chuyển tiếp năm 2024 cao hơn đáng kể so với doanh thu xây dựng năm 2023 (gấp khoảng 2-3 lần), từ đó tạo dư địa ghi nhận KQKD giai đoạn tới.

Một yếu tố khác cũng thúc đẩy lợi nhuận nhóm ngành xây dựng là các dự án xây lắp điện được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong quý 2 như: dự án đường dây 500 kV mạch 3 và các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào như đường dây 500kV Monsoon - Thạch Mỹ, đường dây 200 kV Nậm Sum - Nông Cống.

Ngành công nghệ thông tin cũng được Agriseco Research kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng trong quý 2 nhờ nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu và trong nước dự báo tiếp tục tăng trên 15%.

Đồng thời, xu hướng phát triển AI, Big Data, Cloud sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi trong khâu sản xuất, gia công, lắp ráp và thử nghiệm nếu Việt Nam thu hút các nhóm ngành công nghệ cao như chip, chất bán dẫn, năng lượng tái tạo trong dài hạn.

Công nghệ thông tin và viễn thông

Nhờ đẩy mạnh phát triển 5G tạo động lực cho hoạt động viễn thông: Năm 2024-2025 được kỳ vọng là giai đoạn triển khai rộng khắp mạng 5G ở các tỉnh thành. Mục tiêu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% dân số kết nối 5G

Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng nhờ nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu và trong nước dự báo tiếp tục tăng trên 15%. Xu hướng phát triển AI, Big Data, Cloud sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường. Các doanh nghiệp CNTT kỳ vọng hưởng lợi trong khâu sản xuất, gia công, lắp ráp & thử nghiệm nếu Việt Nam thu hút các nhóm ngành công nghệ cao như chip, chất bán dẫn, năng lượng tái tạo trong dài hạn.

Nhóm dầu khí

Cũng được hưởng lợi tích cực nhờ giá cho thuê giàn khoan tiếp tục duy trì ở mức cao khi nguồn cung toàn cầu đang hạn chế. Các đại dự án dầu khí ở Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy triển khai trong năm 2024 đem về khối lượng công việc rất lớn cho các doanh nghiệp thượng nguồn dầu khí

Tiến Hoàng (t/h)

Bạn đang đọc bài viết 6 nhóm ngành được dự báo có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 2/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.