0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 16/01/2024 08:16 (GMT+7)

Kinh tế vĩ mô nhiều điểm sáng, nhóm ngành nào hưởng lợi trong năm 2024?

Theo dõi KT&TD trên

Theo WiGroup dự báo, tăng trưởng năm 2024 sẽ là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu và duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ được ưu tiên.

Đơn vị này đánh giá các ngành hưởng lợi trong năm 2024 kể đến như xây dựng, dệt may, công nghệ và năng lượng, ngược lại bất động sản và ngân hàng gặp khó khăn nhất định.

Thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ bởi dòng tiền trong ngắn hạn

Công bố Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2024 mới đây, WiGroup phân tích, về bối cảnh thế giới năm nay, chu kỳ tăng lãi suất có thể sẽ chuyển sang cắt giảm khi lạm phát giảm và các chỉ tiêu kinh tế của Mỹ đạt mục tiêu. Nền kinh tế lớn nhất thế giới khả năng sẽ hạ cánh mềm thành công trong bối cảnh các nền kinh tế lớn khác còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình hình địa chính trị có thể nhiều bất ổn hơn với nhiều đợt bầu cử diễn ra ở nhiều nước

Về yếu tố trong nước, nền kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi, tuy nhiên vẫn còn yếu với những kỳ vọng thị trường bất động sản được tháo gỡ. Dòng vốn ngân hàng kỳ vọng được khơi thông vào những nhóm ngành ưu tiên. Yếu tố dòng tiền từ chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có thể ảnh hưởng đến các lớp tài sản.

Lạm phát mục tiêu năm 2024 từ 4% - 4,5%, áp lực từ lạm phát do cầu kéo không lớn bởi tổng cầu trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, tạo điều kiện cho chính sách điều hành của NHNN vẫn theo hướng nới lỏng.

WiGroup cũng nhìn nhận tỷ giá năm 2024 sẽ tiếp tục sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố bao gồm thặng dư thương mại, qua đó tạo điều kiện cho chính sách điều hành của NHNN vẫn theo hướng nới lỏng.

Thêm vào đó, về chính sách tiền tệ nới lỏng, NHNN đầu năm 2024 đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% - 16% và giao room tín dụng ngay từ đầu năm cho các ngân hàng thương mại thay vì từng đợt như những năm trước.

Về chính sách tài khoá, thực hiện đẩy mạnh chính sách tài khóa thông qua sự quyết liệt đặt mục tiêu tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao khi nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ có thể tăng lên, từ đó góp phần tạo áp lực tăng lãi suất huy động.

WiGroup cho rằng cổ phiếu của các nhóm ngành được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công có thể lan tỏa tích cực cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và các ngành hàng liên quan. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 lên đến 15%, dự báo thị trường chứng khoán có thể được hỗ trợ bởi dòng tiền trong ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh khoản trung bình trên vốn hóa của năm 2023 duy trì tỷ lệ 0,30%, xấp xỉ năm 2022. Giá trị thanh khoản trung bình cho năm 2023 là khoảng 17.000 tỷ đồng/phiên.

Trước bối cảnh sự phục hồi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra chậm, dự báo tỷ lệ giao dịch trên vốn hóa sẽ tiếp tục vào khoảng 0,25%-0,30%. Với mức vốn hóa 2024 tăng trưởng 10% thì thanh khoản dự báo vào khoảng 14.000-16.000 tỷ đồng/phiên.

Đối với thị trường chứng khoán, WiGroup đưa ra đánh giá về 3 yếu tố chính sẽ tác động đến thị trường.

Ở chiều tích cực, mặc dù các chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa được đẩy mạnh nhưng sức cầu thấp từ thị trường sẽ có thể giúp duy trì mức lạm phát ổn định. Điều kiện trên giúp việc duy trì mức lạm phát mục tiêu được thuận lợi.

Những nhóm ngành được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công có thể lan tỏa tích cực cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và các ngành hàng liên quan. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 lên đến 15%, dự báo thị trường chứng khoán có thể được hỗ trợ bởi dòng tiền trong ngắn hạn.

Kinh tế vĩ mô nhiều điểm sáng nhóm ngành nào hưởng lợi trong năm 2024

Yếu tố tiêu cực là khi thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư bất động sản bị kẹt vốn trong các dự án, dẫn đến một lượng tín dụng chảy vào nhóm ngành này (chiếm khoảng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế) khó thu hồi. Cùng với đó, xu hướng thắt chặt chi tiêu nội địa và tiêu dùng tại một số thị trường lớn như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… sẽ kìm hãm mức tăng trưởng trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Dữ liệu chỉ ra dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước đã giảm đáng kể. Ngành công nghiệp, công nghệ, và năng lượng chi đầu tư lớn lớn hơn so với cùng kỳ, kèm theo mức giảm hàng tồn kho cho thấy tiềm năng phục hồi tích cực từ phía chuỗi cung ứng lẫn nhu cầu tiêu dùng. Ngược lại, ngành bất động sản, vật liệu và thực phẩm có xu hướng thận trọng trong việc mở rộng hoạt động trước bối cảnh chi tiêu còn yếu.

Nhóm ngành nào hưởng lợi trong năm 2024?

Về tổng quan, WiGroup đánh giá các ngành hưởng lợi trong năm 2024 kể đến như xây dựng, dệt may, công nghệ và năng lượng, ngược lại bất động sản và ngân hàng gặp khó khăn nhất định.

Thứ nhất, ngành xây dựng được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng GDP của ngành xây dựng duy trì tốt và đầu tư công được đẩy mạnh giúp các doanh nghiệp duy trì tăng trưởng trong các năm tới.

Thứ hai, ngành dệt may cũng "sáng cửa" nhờ xu hướng gia tăng đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường nước ngoài và hiệu phục hồi kinh tế của các thị trường đối tác như Mỹ.

Thứ ba, ngành công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ ghi nhận hoạt động đầu tư mở rộng trong năm. Bên cạnh đó, các hỗ trợ chính sách của Chính phủ và đầu tư quốc tế thúc đẩy công nghệ phát triển và xu hướng số hóa được đẩy mạnh tại các doanh nghiệp.

Thứ tư, ngành năng lượng được hưởng lợi bởi xu hướng tăng giá dầu trước những bất ổn địa chính trị vẫn có thể tiếp diễn, xu hướng phục hồi kinh tế dẫn đến tăng nhu cầu xăng dầu.

Kinh tế vĩ mô nhiều điểm sáng nhóm ngành nào hưởng lợi trong năm 2024
Nguồn: WiGroup.

Ngược lại, WiGroup cho rằng bất động sản và ngân hàng sẽ là hai ngành bất lợi trong năm 2024. Đối với bất động sản, đội ngũ phân tích đánh giá Giá trị giao dịch thấp trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Bên cạnh đó, áp lực đáo hạn trái phiếu lớn khi tình hình kinh doanh vẫn còn khó khăn.

Với ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng thấp trước bối cảnh thắt chặt chi tiêu và đầu tư. Rủi ro nợ xấu tăng nhanh, khi các doanh nghiệp không thể gồng chi phí phí lãi vay ngân hàng.

Đức Minh

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế vĩ mô nhiều điểm sáng, nhóm ngành nào hưởng lợi trong năm 2024?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.