0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 06/06/2024 09:16 (GMT+7)

5 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Theo quy định mới của Bộ Tài chính, quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau: Chính trực; Độc lập, khách quan; Có năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Bảo mật thông tin; Hành vi chuyên nghiệp.

5 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Thông tư nêu rõ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm 5 yêu cầu cơ bản.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 30/2024/TT-BTC ban hành các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.

Thông tư nêu rõ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau: 1. Chính trực; 2. Độc lập, khách quan; 3, Có năng lực chuyên môn và tính thận trọng; 4. Bảo mật thông tin; 5. Hành vi chuyên nghiệp.

Chính trực

Thẩm định viên về giá hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá (sau đây gọi là người thực hiện hoạt động thẩm định giá) cần thẳng thắn, trung thực và không che giấu trong các mối quan hệ công việc và chuyên môn, không có hành vi vụ lợi từ việc thẩm định giá.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được sử dụng những thông tin sai lệch hoặc các thông tin được đưa ra một cách thiếu cơ sở.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được bỏ bớt các thông tin mà nếu thiếu có thể gây hiểu lầm cho người sử dụng báo cáo thẩm định giá.

Trường hợp phát hiện có nội dung sai lệch liên quan đến giá trị tài sản thẩm định giá đã phát hành thì người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm như sau: Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá: Thông báo cho doanh nghiệp thẩm định giá để thông báo bằng văn bản cho khách hàng thẩm định giá; Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước: Thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá.

Độc lập, khách quan

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá không được để cho sự thiên vị, xung đột lợi ích, sự tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào chi phối các xét đoán chuyên môn của người thực hiện hoạt động thẩm định giá; không được mặc cả, dàn xếp theo ý chí chủ quan để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm thu lợi bất chính.

Trường hợp không đảm bảo tính độc lập và khách quan thì doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người thực hiện hoạt động thẩm định giá phải từ chối thực hiện cuộc thẩm định giá đó.

Khi thẩm định giá thường xuyên, định kỳ cho cùng một tài sản, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có các biện pháp đảm bảo tính khách quan, độc lập của hoạt động thẩm định giá.

Có năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự am hiểu về pháp luật, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện thẩm định giá.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có năng lực chuyên môn và duy trì năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động thẩm định giá thông qua việc học hỏi, trau dồi các kiến thức mới về thẩm định giá cũng như rèn luyện kỹ năng trong việc tiến hành hoạt động thẩm định giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá cần đảm bảo những người trợ giúp thẩm định viên về giá trong công việc chuyên môn về thẩm định giá được đào tạo và có năng lực chuyên môn phù hợp.

Trường hợp người thực hiện hoạt động thẩm định giá đánh giá thấy chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một cuộc thẩm định giá cụ thể thì phải từ chối thẩm định giá.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thận trọng kiểm tra các dữ liệu thu thập được và cân nhắc trước khi thực hiện thẩm định giá.

Bảo mật thông tin

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được tiết lộ các thông tin về cuộc thẩm định giá được tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá đề nghị bảo mật về cuộc thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép. Trường hợp đã kết thúc cuộc thẩm định giá thì vẫn phải tuân thủ yêu cầu bảo mật.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá được sử dụng thông tin về tài sản đang được yêu cầu thẩm định giá để làm cơ sở thu thập thông tin thị trường.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được sử dụng các thông tin được khách hàng yêu cầu bảo mật về cuộc thẩm định giá để phục vụ lợi ích của người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc lợi ích của bên thứ ba.

Doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá cần có biện pháp để tránh trường hợp những người tham gia thực hiện cuộc thẩm định giá, các chuyên gia tư vấn tiết lộ thông tin cần được bảo mật về cuộc thẩm định giá.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để chứng minh năng lực khi thay đổi đơn vị công tác hoặc khi tìm kiếm khách hàng mới, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định.

Bạn đang đọc bài viết 5 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.