0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 16/04/2025 20:05 (GMT+7)

15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ

Theo dõi KT&TD trên

Cục Thống kê khuyến nghị doanh nghiệp tiếp tục thương lượng với các đối tác để thích ứng với thay đổi và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Cục Thống kê vừa đưa ra danh sách 15 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó.

Theo Cục Thống kê trước khi Mỹ áp dụng các mức thuế này, hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ đã phải chịu thuế suất nhập khẩu trung bình khoảng 12%, trong đó có mặt hàng chịu thuế từ 7% đến 27%. Một số sản phẩm có nguy cơ chịu mức thuế 46%, mặc dù hiện mức này đang được hoãn trong thời gian 90 ngày và áp dụng riêng cho từng dòng sản phẩm.

Việc chưa ký kết hiệp định thương mại tự do với Mỹ là nguyên nhân chính khiến các mức thuế cao này trở thành thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cục Thống kê khuyến nghị doanh nghiệp tiếp tục thương lượng với các đối tác để thích ứng với thay đổi và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Danh sách 15 nhóm hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bao gồm: máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, hàng dệt may, điện thoại di động và linh kiện, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, sản phẩm từ chất dẻo, hải sản, túi xách và phụ kiện, đồ chơi và dụng cụ thể thao, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, máy ảnh và linh kiện, cùng hạt điều.

15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ - Ảnh 1
Ngành dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ.

Trong giai đoạn 2020-2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này sang Mỹ ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, từ 77 tỷ USD năm 2020 lên đến 119,5 tỷ USD năm 2024.

Đáng chú ý, trong thông báo gần đây, Mỹ sẽ không áp thuế đối ứng lên mặt hàng điện thoại và máy tính xuất khẩu từ Việt Nam, điều này mang lại lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp công nghệ.

Đánh giá tác động thuế đối ứng với hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ trong ngắn hạn (mức thuế 10% trong 90 ngày), Cục Thống kê cho rằng do doanh nghiệp xuất khẩu đã đàm phán giá với nhà mua hàng từ trước nên khi thuế thay đổi thì các thương hiệu, nhãn hàng phải cân nhắc chiến lược kinh doanh để điều chỉnh.

Trong trung hạn, các doanh nghiệp cần chờ động thái đàm phán giữa hai chính phủ trong thời hạn 90 ngày để có phương án ứng phó phù hợp.

Sau khi kết thúc đàm phán sẽ có biểu thuế cụ thể vào Mỹ cho từng nhóm hàng như: ô tô, dệt may, da giày, điện thoại, linh kiện… Các doanh nghiệp cần theo dõi sát để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Nhằm cải thiện cán cân thương mại với Mỹ, Cục Thống kê cho biết, Chính phủ đã triển khai bổ sung thuế nhập khẩu ưu đãi cho một số mặt hàng như ô tô, cherry, táo, và nho khô – những sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, các cơ chế hợp tác song phương như TIFA (Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Việt - Mỹ) và BTA (Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ) đang được đẩy mạnh nhằm tạo nền tảng hợp tác lâu dài.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhập khẩu các sản phẩm công nghệ từ Mỹ như trực thăng, máy bay, năng lượng và thiết bị điện.

H.A

Bạn đang đọc bài viết 15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bùng nổ nhượng quyền đồ uống: Xu hướng nhất thời hay chiến lược dài hạn?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có của các mô hình nhượng quyền. Từ những con phố nhỏ ở Hà Nội đến các trung tâm thương mại sầm uất ở Thành phố Hồ Chí Minh, không khó để bắt gặp những thương hiệu trà sữa, cà phê hay nước ép trái cây đang mọc lên như nấm sau mưa.
Thực hiện ngay các giải pháp để ổn định thị trường vàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng.

Tin mới

Bùng nổ nhượng quyền đồ uống: Xu hướng nhất thời hay chiến lược dài hạn?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có của các mô hình nhượng quyền. Từ những con phố nhỏ ở Hà Nội đến các trung tâm thương mại sầm uất ở Thành phố Hồ Chí Minh, không khó để bắt gặp những thương hiệu trà sữa, cà phê hay nước ép trái cây đang mọc lên như nấm sau mưa.
Thực hiện ngay các giải pháp để ổn định thị trường vàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng.
"Bão sale" quanh năm: Người tiêu dùng được gì, mất gì?
Những năm gần đây, khái niệm “bão sale” đã không còn là điều gì xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ những đợt giảm giá rầm rộ vào các dịp lễ lớn như Black Friday, Tết Nguyên đán hay 11/11, 12/12… đến các chương trình khuyến mãi luân phiên hàng tuần, hàng tháng trên các nền tảng thương mại điện tử
Cẩn trọng sốt đất ảo trước sáp nhập tỉnh, thành
Sau mỗi đợt sốt đất, nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần cẩn trọng trước những cơn sốt ảo, nhất là trong thời điểm chuẩn bị sáp nhập tỉnh, thành như hiện nay.