0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 09/05/2025 06:18 (GMT+7)

Xây dựng kế hoạch để triển khai điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030 theo quy định.

Xây dựng kế hoạch để triển khai điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030

Để tăng cường công tác quản lý đất đai và đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có Công văn gửi UBND các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh triển khai công tác điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương.

Đánh giá đất đai – chưa được đầu tư đúng mức

Theo Luật Đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng và địa phương theo định kỳ 5 năm một lần và theo chuyên đề.

Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức thực hiện tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc, hoàn thành điều tra, đánh giá thoái đất của cả nước và 6 vùng kinh tế - xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương.

Kết quả điều tra, đánh giá đất đai đã phản ánh tổng quan thực trạng, nguyên nhân thoái hóa đất để từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ, ngăn ngừa thoái hóa đất, phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần vào việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Công tác điều tra, đánh giá đất đai theo giai đoạn 2016-2020, 2021-2025 mới tập trung thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất, điều tra, chất lượng đất, tiềm năng đất đai của cả nước, các vùng kinh tế, xã hội do Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện.

Công tác điều tra, đánh giá đất đai ở các địa phương định kỳ theo Luật Đất đai chưa được UBND cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu thông tin về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất nên việc bố trí đất sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng thấp; chưa xác định được các khu vực đất đang bị thoái hóa, bị ô nhiễm và không có biện pháp bảo vệ, cải tạo, cảnh báo, ngăn chặn.

Xây dựng kế hoạch để triển khai điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030- Ảnh 1.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị địa phương sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ

Để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai và đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có Công văn gửi UBND các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh triển khai công tác điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương.

Theo đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030 theo quy định. 

Cụ thể, điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai nhằm xác định các khu vực đất có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đánh giá đúng tiềm năng đất đai phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ chuyển đổi mục đích sử dụng đất; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài nguyên đất đai; xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất, các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững và đề xuất định hướng sử dụng đất.

Đồng thời, điều tra, đánh giá thoái hóa đất nhằm xác định diện tích đất bị thoái hóa, theo các loại hình thoái hóa; xác định cụ thể nguyên nhân cũng như xu thế và các quá trình thoái hóa đất làm cơ sở đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và khai thác sử dụng đất bền vững.

Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất nhằm xác định những khu vực đất bị ô nhiễm và cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm) mới phát sinh; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, khoanh vùng, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm; Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề (nếu có).

Đặc biệt, sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp. Các địa phương cần bố trí đủ kinh phí từ ngân sách để thực hiện các nội dung nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương.

Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện rà soát, báo cáo về tiến độ, kết quả thực hiện các dự án, nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay. Báo cáo gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Bộ cũng giao Cục Quản lý đất đai đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về điều tra, đánh giá đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 cho các địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng kế hoạch để triển khai điều tra, đánh giá đất đai giai đoạn 2026-2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sun Elite Night: Trải nghiệm chất sống thượng lưu giữa miền di sản
“Sun Elite Night – Tinh hoa giữa miền di sản”, sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức ngày 9/7 vừa qua đã đánh dấu màn ra mắt ấn tượng của đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City trong không gian đậm tính nghệ thuật và tinh thần thượng lưu, quy tụ giới tinh hoa.
Cơ hội cho thị trường bất động sản sau sáp nhập tỉnh thành
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm tinh gọn bộ máy và tối ưu hóa nguồn lực, đang tạo ra những chuyển động mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản.
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng
Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu.

Tin mới

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế và các công ty liên quan
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các công ty có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; khởi tố 18 bị can.
Tiêu dùng thông minh lên ngôi trong kỷ nguyên số
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng được định hình bởi công nghệ số, hành vi tiêu dùng của con người đã trải qua những thay đổi căn bản. Khái niệm "tiêu dùng thông minh" không còn là xu hướng mà đã trở thành lối sống tất yếu của đa số người tiêu dùng.
Đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình chuyển đổi số và bảo đảm an ninh hệ thống thanh toán. Việc đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống được cho là sẽ tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Ngành bán lẻ đang định hình lại trải nghiệm người tiêu dùng
Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, ngành bán lẻ toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng sâu sắc. Những thay đổi này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ mới mà còn thể hiện ở cách thức hoàn toàn khác biệt trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch.