0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 16/08/2023 16:51 (GMT+7)

World Bank dự báo kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 đạt 14 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Bất chấp các điều kiện khó khăn bên ngoài, Ngân hàng Thế giới dự báo dòng kiều hối đổ về Việt Nam có thể đạt 14 tỷ USD trong năm 2023.

Tại báo cáo Điểm lại tháng 8/2023, World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 4,7% trong năm nay và sau đó phục hồi dần về 5,5% trong năm 2024, đạt 6% trong năm 2025. Đây là mức dự báo khá thấp khi so với con số đưa ra về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do chính World Bank công bố vào tháng 3 là 6,3% trong năm 2023. Trong đó, lượng kiều hối vẫn ở mức cao cũng góp phần hỗ trợ tài khoản vãng lai có thặng dư.

Nhu cầu trong nước chững lại nhưng dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Tiêu dùng tư nhân vẫn được kỳ vọng duy trì với tốc độ tăng 6% so với cùng kỳ - nhưng thấp hơn mức tăng trưởng trước đại dịch là 7% vào năm 2019. Lạm phát dự kiến sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên 3,5% trong năm 2023...

World Bank dự báo kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 đạt 14 tỷ USD

WB cho biết cán cân thanh toán của Việt Nam được cải thiện trong quý đầu năm 2023, nhờ thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên. Tài khoản vãng lai đạt thặng dư ước tính ở mức 1,5% GDP của năm 2022 trong quý 1 năm 2023, nhờ cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện (do nhập khẩu giảm nhiều hơn so với xuất khẩu), dòng kiều hối vẫn duy trì (ước đạt 2,7 tỷ USD), thâm hụt tài khoản thương mại dịch vụ giảm xuống khi số lượt du khách quốc tế nhập cảnh tiếp tục phục hồi, đạt 5,6 triệu lượt trong nửa đầu năm 2023 so với 0,6 triệu lượt nửa đầu năm 2022.

Tài khoản tài chính vẫn đảm bảo thặng dư do giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp vẫn ổn định.

Báo cáo của World Bank nêu rõ: Nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ từng bước phục hồi từ quý 4 năm 2023 và lấy được đà tăng vào cuối năm 2024, giúp thương mại hàng hóa gia tăng và góp phần cải thiện cán cân thương mại. Bên cạnh đó, số lượt du khách quốc tế được dự báo tiếp tục tăng. Nguồn kiều hối dự kiến đạt 14 tỉ USD trong năm 2023 và 14,4 tỉ USD trong năm 2024. Những yếu tố này góp phần hỗ trợ tài khoản vãng lai của Việt Nam thặng dư nhỏ trong năm 2023.

WB khuyến cáo rủi ro đối với tăng trưởng đã trở thành hiện thực và cán cân rủi ro đối với triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn nghiêng theo hướng tiêu cực. Tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển có thể tiếp tục làm giảm nhu cầu bên ngoài đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam, với quy mô ước lên đến 50% GDP.

Đồng thời, trong điều kiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, quá trình phục hồi yếu ớt sau đại dịch của quốc gia này tiếp tục diễn ra sẽ làm tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo thống kê, tổng kiều hối từ năm 1993 (năm đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài) đến nay đạt hơn 200 tỷ USD so với khoảng 190 tỷ USD FDI được giải ngân từ năm 1986 đến nay.

Trong giai đoạn hơn 10 năm (2011 - 2022), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7%/năm.

Trước đó, năm 2022, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2022 theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) đạt khoảng 19 tỷ USD, cao hơn 4,4% so với năm 2021 (là 18 tỷ USD).

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết World Bank dự báo kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 đạt 14 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tín dụng TP.HCM bứt tốc đầu năm 2025
Tín dụng TP.HCM tăng mạnh quý I/2025, đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phục hồi, lãi suất ưu đãi, nhưng cần cảnh giác 'bong bóng' tín dụng.

Tin mới

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.