0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 04/04/2024 16:45 (GMT+7)

Vì sao Cenland của Shark Hưng bị đưa vào diện cảnh báo?

Theo dõi KT&TD trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa ra quyết định đưa cổ phiếu CRE của CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) vào diện cảnh báo từ ngày 10/4.

Theo Quyết định số 146/QĐ-SGDHCM ngày 3/4/2024 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cổ phiếu CRE bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.

Về nguyên nhân HOSE cho biết, do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Cụ thể, Cen Land có phát sinh khoản phải thu 1.167,9 tỷ đồng tại CTCP Bất động sản Galaxy Land dưới hình thức hợp tác kinh doanh, không thành lập pháp nhân mới, mục đích phân phối dự án thuộc Khu đô thị Hoàng Văn Thụ do CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Hoàng Mai là chủ đầu tư.

Hiện nay, chủ đầu tư chưa hoàn thành tiền sử dụng đất phải nộp giai đoạn 3 của dự án, số tiền là 668,1 tỷ đồng khiến tiến độ hợp đồng kinh doanh chậm hơn dự kiến. Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, khoản phải thu 168,5 tỷ đồng tại CTCP Hồng Lam Xuân Thành bởi trả lại hàng hóa bất động sản thuộc dự án Hoa Tiên Paradise. Hiện nay, Hồng Lam Xuân Thành chưa nộp đủ tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền chậm nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Kiểm toán viên không thể đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đối với khoản công nợ khác có liên quan gồm: 232 tỷ đồng phải thu của bà Đinh Thùy Dương, 5,9 tỷ đồng của ông Nguyễn Công Lam và 506,3 tỷ đồng ở dự án Hoa Tiên Paradise.

Vì sao Cenland của Shark Hưng bị đưa vào diện cảnh báo? - Ảnh 1
HoSE vừa ra quyết định đưa cổ phiếu CRE của Cen Land vào diện cảnh báo từ ngày 10/4.

Năm 2023, Cenland đạt lợi nhuận sau thuế 2,06 tỷ đồng, giảm 192 tỷ đồng so với năm trước (-98,94%) và giảm 18,5% so với số liệu trước kiểm toán.

Về cơ cấu doanh thu, mảng môi giới bất động sản đạt 327,9 tỷ đồng và mảng chuyển nhượng bất động sản đạt 582,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 76,6% svck và 72,6% svck.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của Cen Land là 7.101,3 tỷ đồng, giảm hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn là 5.861 tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng tài sản, phần lớn là các khoản ký quỹ, ký cược, hợp tác kinh doanh. Hiện tại, công ty đã phải trích lập 96,2 tỷ đồng nợ khó đòi đối với khoản phải thu tại Công ty Lê Phong – Dự án Thuận Giao (47 tỷ đồng), Địa Ốc Gia Phú (5,4 tỷ đồng),…

Hàng tồn kho ở thời điểm cuối năm 2023 là 556,1 tỷ đồng (chiếm 7,8% tổng tài sản), Cen Land đang đồng loại triển khai nhiều như án, lớn nhất là khoản đầu tư 236,1 tỷ đồng vào dự án Đại Lải Paradise, tiếp đến là HUB Mê Linh 90,1 tỷ đồng, các dự án còn lại mới đầu tư số tiền khá nhỏ.

Số tài sản trên được cấu thành từ 5.620,5 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 1.123 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó, nợ vay là 787,2 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh lao dốc, và tài sản phần lớn nằm ở khoản phải thu khiến Cen Land khó khăn về dòng tiền. Vào tháng 1/2024, Cen Land chậm thanh toán gần 26 tỷ đồng khoản lãi của lô trái phiếu CRE202001 sẽ đáo hạn ngày 31/1/2025, mệnh giá 450 tỷ đồng, còn lại đang lưu hành khoảng 353,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cen Land cũng góp mặt trong danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên do BHXH TP.Hà Nội công bố, tính đến hết 29/2/2024. Cụ thể, công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng, tương ứng hơn 1,04 tỷ đồng.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Cenland của Shark Hưng bị đưa vào diện cảnh báo?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.