0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 19/07/2024 20:10 (GMT+7)

Vì sao bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt tạm giam?

Theo dõi KT&TD trên

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Bà Loan bị bắt vì liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa...

Trước đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan.

Mở rộng điều tra vụ án, ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai về tội” Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Vì sao bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt tạm giam? - Ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố. Đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo Luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Như Loan (SN 1960, quê Bình Định) còn được biết tới là mẹ của ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) – một thiếu gia nổi tiếng luôn gắn liền với hình ảnh giàu có, hàng hiệu, siêu xe đắt đỏ.

Về Công ty Quốc Cường Gia Lai, doanh nghiệp này tiền thân là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường được bà Loan thành lập vào năm 1994. Đến năm 2007 thì đổi thành tên gọi hiện tại với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản, thủy điện và trồng cây cao su.

Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Loan từng kiêm nhiệm hai chức từ khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2007 đến nay. Bà cũng là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 37,05% vốn, tương đương khoảng 102 triệu cổ phiếu.

Nói về dự án khiến Bà Nguyễn Thị Như Loan vướng vào vòng lao lý, dự này có địa chỉ tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM (rộng hơn 6.000 m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Về Nguồn gốc, khu đất trên thuộc sở hữu Nhà nước, được giao cho Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa quản lý. Đây cũng là hai doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tại thời điểm tháng 12/2009, 2 doanh nghiệp nêu trên góp vốn thành lập Công ty TNHH Phú Việt Tín (Phú Việt Tín; trụ sở tại số 39-39B Bến Vân Đồn) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2010, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi và giao khu đất 39-39B Bến Vân Đồn cho Phú Việt Tín để đầu tư, xây dựng dự án theo quy hoạch.

Sau khi được giao đất, Phú Việt Tín không những không triển khai dự án mà cơ cấu các bên góp vốn liên tục thay đổi. Đến năm 2014, Quốc Cương Gia Lai xuất hiện trong cơ cấu cổ đông sau khi chi 465 tỷ đồng để mua vốn của Phú Việt Tín. Sau đó Quốc Cường Gia Lai đã bán phần góp vốn này cho hai pháp nhân và một cá nhân, thu lợi nhuận 382 tỷ đồng.

Cuối tháng 3/2017, Phú Việt Tín sáp nhập vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phúc Nguyên.

Quá trình thanh tra dự án trên khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm Nghị định 12/2009 của Chính phủ.

Ngoài ra, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án tại số 39-39B Bến Vân Đồn không qua đấu giá là thực hiện không đúng Luật Đất đai 2003 và Thông tư 03/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM rơi vào tay Quốc Cường Gia Lai sau thương vụ mua bán vốn góp khá lòng vòng, trước khi bán lại cho bên khác. Nay là dự án The Tresor thuộc Tập đoàn Novaland.

Liên quan đến vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố nhiều bị can, trong đó ông Lê Quang Thung (nguyên Tổng Giám đốc, nguyên Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) và ông Huỳnh Trung Trực (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bị khởi tố cùng tội danh nêu trên còn có Nguyễn Thị Gái (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai), Nguyễn Công Tài (nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Bà Rịa), Nguyễn Trọng Cảnh (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cao su Bà Rịa), Lê Y Linh (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Tín, Đặng Phước Dừa (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thương mại Việt Tín) và Nguyễn Thành Châu (nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Đồng Nai.

Đến ngày 29/5, ông Đoàn Ngọc Phương (Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị khởi tố về tội Nhận hối lộ.

Các ông Cao Đại Nghĩa (Phó trưởng phòng Giá đất, Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, thành viên Thường trực Hội đồng kiêm Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng) và Khương Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định giá Thăng Long) bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngày 17/7, Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Ngọc Thuận (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam) về tội Nhận hối lộ.

Bà Nguyễn Thị Hồng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các ông Võ Sỹ Lực (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam) và Trần Thoại (Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam) cùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Vì sao bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt tạm giam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.