0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 14/09/2024 09:55 (GMT+7)

Vàng nhẫn đắt nhất lịch sử, dân ngó lơ rồi chuyển tiền qua kênh khác

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù giá vàng nhẫn chinh phục mức giá cao kỷ lục nhưng theo quan sát, thị trường vàng trong nước vẫn khá trầm lắng và không sôi động như những lần giá vàng "phá đỉnh" khác.

Giá vàng nhẫn đạt đỉnh, thị trường trầm lắng

Trong chiều 13/9, giá vàng nhẫn tiếp tục neo ở mức cao nhất từ trước đến nay. Tại SJC, giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả hai chiều mua vào, bán ra và được giao dịch ở mức 77,8 – 79,1 triệu đồng/lượng.

Tại DOJI, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 450 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch hôm qua, lên 77,9-79,1 triệu đồng/lượng. Tại PNJ, giá vàng nhẫn cũng tăng lên 77,95 – 79,1 triệu đồng/lượng so với phiên hôm trước.

Như vậy, mức giá hiện tại đang là giá cao nhất của vàng nhẫn. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn SJC đến nay đã tăng 15,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 16,15 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh theo diễn biến của giá vàng thế giới. Trong những phiên gần đây, giá vàng thế giới liên tục tăng, đỉnh điểm đạt 2.559,01 USD trong phiên sáng 13/9 – mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Nhìn về dài hạn, nhiều chuyên gia nhận định giá vàng nhẫn có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian từ nay đến cuối năm khi giá vàng thế giới đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó có kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9.

Giá vàng nhẫn chinh phục mốc cao kỷ lục.

Chia sẻ với VietnamFinance, một chuyên gia về vàng cho rằng, dù giá vàng nhẫn có tăng cao hơn thì thị trường vàng trong nước cũng khó sôi động trở lại trong bối cảnh như hiện nay.

“Việc NHNN bán vàng bình ổn qua hệ thống các ngân hàng thương mại và công ty SJC đã phần nào làm hạn chế nguồn cung vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà vàng liên tục bán vàng với số lượng nhỏ giọt, thậm chí chỉ mua vào mà không bán ra. Người mua vàng nản lòng, không còn hào hứng với việc mua vàng khiến thị trường sẽ khó sôi động như những lần giá vàng đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2024”, ông nói.

Tiền sẽ chảy từ vàng ra đâu?

Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục thống kê, chỉ số giá vàng tháng 8/2024 tăng 1,93% so với tháng trước; tăng 20,4% so với tháng 12/2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng đã tăng 25,54%.

Dù chỉ số giá vàng liên tục tăng từ đầu năm đến nay nhưng Giám đốc một quỹ đầu tư cho rằng vàng không còn nhiều yếu tố hỗ trợ tại thị trường Việt Nam. Theo Giám đốc này, việc mua bán khó khăn, VND đang mạnh lên khiến vàng kém hấp dẫn và nhà đầu tư nên cấu trúc lại danh mục, hạn chế rót vốn vào vàng.

Đồng quan điểm, ông Tạ Thanh Tùng, Trưởng phòng Nghiên cứu & Tư vấn Bất động sản Công ty FIDT cũng cho rằng, trong ngắn hạn, vàng vẫn còn dư địa tăng trưởng những tháng cuối năm nhưng không quá nhiều, do đó, không còn hấp dẫn để đổ vốn đầu tư nữa.

Theo ông Tùng, nhà đầu tư vẫn nên giữ vàng trong danh mục đầu tư nhưng nên xem là tài sản phòng thủ với tỷ lệ nắm giữ không nên vượt quá 5%. Thay vào đó, nhà đầu tư nên phân bổ vào các tài sản khác hấp dẫn hơn.

Ông Nguyễn Quang Huy, CEO khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cũng cho biết, hiện nay đang là thời điểm khá nhạy cảm đối với nhà đầu tư vàng. Ông cho rằng nhà đầu tư cần cần nhắc đến những biến động vĩ mỗ trong và ngoài nước cũng như các thay đổi trong chính sách quản lý thị trường vàng.

“Việc sửa Nghị định 24, cùng các biện pháp bình ổn giá vàng như đấu thầu vàng miếng, bán vàng qua ngân hàng, chống buôn lậu, thanh tra thị trường vàng,… sẽ tác động lên giá vàng”, ông nói.

Ghi nhận gần đây trên các diễn đàn trực tuyến cũng như tại thị trường vàng, người dân cũng không còn mặn mà với việc tranh suất mua vàng miếng hay "săn lùng" mua vàng nhẫn như trước. Việc khó mua vàng do hạn chế nguồn cung là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến các kênh khác như gửi tiết kiệm hay bất động sản thay vì vàng.

Bên cạnh đó, mặc dù giá vàng nhẫn đang ở mức cao kỷ lục song người mua vẫn thua lỗ do chênh lệch giữa mua vào và bán ra vẫn duy trì ở mức cao. Nếu tính từ đầu tuần (ngày 9/9) đến nay, người mua vàng đã bị lỗ 650.000 đồng/lượng.

Khánh Tú 

Bạn đang đọc bài viết Vàng nhẫn đắt nhất lịch sử, dân ngó lơ rồi chuyển tiền qua kênh khác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.