0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 11:41 (GMT+7)

Vận tải Biển Việt Nam (VOS) lên kế hoạch lãi tăng 61% trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã VOS – sàn HOSE) vừa thông qua kế hoạch năm 2024 với tổng doanh thu dự kiến 2.440 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 323 tỷ đồng.

Theo đó, trong năm 2023, Vosco ghi nhận doanh thu đạt 3.399 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng trước thuế lại sụt giảm, từ 606 tỷ đồng xuống còn 200 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của Vosco tăng từ 2.400 tỷ lên 3.187 tỷ đồng. Các khoản thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác đều đóng góp vào tổng doanh thu của công ty này. Cụ thể, hoạt động tài chính chứng kiến doanh thu từ 51 tỷ đồng lên 64 tỷ đồng, còn nguồn thu từ các hoạt động khác tăng mạnh từ 91 tỷ đồng lên hơn 147 tỷ đồng trong năm 2023.

Vận tải Biển Việt Nam (VOS) lên kế hoạch lãi tăng 61% trong năm 2024.
Vận tải Biển Việt Nam (VOS) lên kế hoạch lãi tăng 61% trong năm 2024.

Tính tới hết năm 2023, tổng tài sản của Vosco tăng nhẹ 1,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 37 tỷ đồng, lên 2.715,1 tỷ đồng. Lượng tài sản chủ yếu của doanh nghiệp là tài sản cố định ghi nhận 946,1 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 825,4 tỷ đồng, chiếm 30,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 515,4 tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản…

Cũng theo thông tin mới công bố từ Vosco, ngày 11/3 tới đây Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024. Thời gian họp sẽ được Công ty thông báo sau, địa điểm thực hiện dự kiến tại Hội trường Công ty, số 215 Lạch Tray, đường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Về kế hoạch đầu tư trong năm mới, Vosco dự định tập trung vào công tác phát triển đội tàu, tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, tập trung nguồn lực tài chính để tìm kiếm, thuê thêm tàu về khai thác hoặc đầu tư thêm tàu. Hiện nay, doanh nghiệp này đang thuê bareboat 2 tàu dầu sản phẩm cỡ 50 ngàn DWT, 2 tàu dầu/hóa chất cỡ 13 ngàn DWT và một số tàu hàng khô theo hình thức voyage relet.

VOS cũng sẽ bán tàu dầu sản phẩm Đại Minh có trọng tải hơn 47 ngàn DWT bởi đã "cao tuổi" dẫn đến khó có thể khai thác hiệu quả. Được biết, con tàu được đóng vào năm 2004 tại Nhật Bản, tức đã trên 20 năm tuổi. Ngoài ra, VOS sẽ trả lại 2 tàu Đại An, Đại Phú trong năm 2024 do hết hạn hợp đồng thuê.

Được biết, công ty CP Vận tải biển Việt Nam có tiền thân là Công ty Vận tải biển Việt Nam thành lập ngày 01/07/1970 và chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/01/2008. Vosco hiện được đánh giá là một trong những công ty chủ lực của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển với đội tàu gồm 25 tàu, gồm 21 tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng, 2 tàu tàu sản phẩm và 2 tàu container với tổng trọng tải là 560.422 DWT , chiếm khoảng 20% tổng trọng tải đội tàu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Từ khi thành lập đến nay, Vosco luôn không ngừng nỗ lực mở rộng, phát triển và đổi mới đội tàu. Đội tàu hiện tại của Vosco rất đa dạng gồm các tàu chở hàng rời, tàu dầu sản phẩm hiện đại hoạt động không hạn chế trên các tuyến trong nước và quốc tế. Với đội ngũ cán bộ trên bờ giỏi nghiệp vụ và khối thuyền viên gồm những người có năng lực và kinh nghiệm đủ sức thu hút sự chú ý của các khách hàng lớn, đội tàu Vosco đã phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/3/2024, cổ phiếu VOS đứng giá tham chiếu 12.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây đạt gần 2 triệu đơn vị/phiên.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Vận tải Biển Việt Nam (VOS) lên kế hoạch lãi tăng 61% trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.