0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 15/11/2024 09:01 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu, cảnh báo rủi ro sử dụng hóa đơn điện tử

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian vừa qua ngành Thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát hành vi gian lận thuế nhất là trong quản lý vi phạm về hóa đơn điện tử (HĐĐT).

Một trong những biện pháp nổi bật là sử dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu, cảnh báo rủi ro sử dụng HĐĐT thông qua Ứng dụng cảnh báo xuất HĐĐT.

Ứng dụng cảnh báo xuất HĐĐT giúp cơ quan thuế theo dõi các dấu hiệu bất thường, phát hiện các hành vi dẫn đến gian lận về thuế

Đối tượng bị cảnh báo là ai?

Ứng dụng cảnh báo xuất HĐĐT giúp cơ quan thuế theo dõi các dấu hiệu bất thường, phát hiện các hành vi có thể dẫn đến gian lận về thuế. Những đối tượng bị cảnh báo chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) và hộ kinh doanh có đăng ký sử dụng HĐĐT và giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào (gồm giá trị hàng tồn kho, hàng nhập khẩu và giá trị mua vào trên HĐĐT).

Qua thời gian triển khai, Ứng dụng đã hỗ trợ đáng kể cơ quan thuế các cấp trong việc đưa ra nhận định về người nộp thuế (NNT) có nhiều dấu hiệu nghi ngờ gian lận khi sử dụng hóa đơn để đưa vào kiểm tra, thanh tra thông qua việc rà soát, xử lý của công chức thuế đối với danh sách NNT thuộc diện cảnh báo.

Những dấu hiệu bất thường như bán hàng mà không có ghi nhận hàng tồn kho thực tế hoặc phát hành hóa đơn với giá trị hàng hóa bán ra quá lớn so với hàng hóa hiện có, xuất hóa đơn với doanh thu của các ngành nghề không thuộc ngành nghề đăng ký kinh doanh của DN… đã được cơ quan thuế phát hiện, giúp ngăn chặn kịp thời các hành vi phát hành hóa đơn khống hoặc hợp thức hóa các giao dịch bất hợp pháp.

Các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế

Căn cứ danh sách NNT thuộc diện cảnh báo sử dụng HĐĐT, cơ quan thuế sẽ áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ theo quy định nhằm kiểm soát và xử lý các trường hợp được đánh giá là có rủi ro cao. Các biện pháp chính bao gồm:

Thứ nhất, cảnh báo và yêu cầu giải trình: Cán bộ thuế sẽ kiểm tra tính hợp lý của hóa đơn, đối chiếu, so sánh thông tin, dữ liệu của NNT với chính sách thuế, hồ sơ liên quan, tờ khai  thuế, tình hình thực tế quản lý nếu phát hiện bất thường, cơ quan thuế sẽ yêu cầu DN giải trình​

Thứ hai, rà soát và kiểm tra thực tế: Cơ quan thuế có thể quyết định và thực hiện các cuộc kiểm tra thực tế tại cơ sở kinh doanh để xác minh tình hình hàng hóa tồn kho và đối chiếu với các thông tin trên hóa đơn. Điều này nhằm xác định DN có phát hành hóa đơn đúng quy định hay không? có xuất khống hóa đơn hay không?...

Thứ ba, xác định việc được tiếp tục sử dụng hóa đơn hay không: Trong trường hợp DN bị phát hiện có hành vi phát hành hóa đơn khống hoặc gian lận, cơ quan thuế chuyển sang cơ quan Công an để phối hợp điều tra hoặc có thể sử dụng biện pháp quyết định tạm ngừng việc sử dụng HĐĐT của DN liên quan để ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn.

Tổng cục Thuế khuyến cáo DN và NNT cần chấp hành các quy định hiện hành về phát hành HĐĐT

Ứng dụng cảnh báo xuất HĐĐT sẽ cảnh báo NNT khi nào?

Tổng cục Thuế luôn khuyến cáo và yêu cầu DN phải tuân thủ các quy định hiện hành về phát hành HĐĐT, đảm bảo rằng hóa đơn phản ánh đúng giá trị, thời điểm của giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Việc phát hành hóa đơn khống hoặc sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa các giao dịch gian lận có thể dẫn đến các rủi ro và hệ lụy rất nghiêm trọng.​

Thực tiễn cho thấy, việc phân tích và cảnh báo rủi ro bằng công nghệ thông tin và thực hiện tự động trên cơ sở dữ liệu hiện có của NNT trên hệ thống ngành Thuế, nên việc hệ thống đưa ra cảnh báo có thể chưa phù hợp hoàn toàn với thực tế kinh doanh của DN.

Vì vậy, DN cần xác định và cập nhật chính xác ngành nghề kinh doanh chính trên hệ thống thuế và nếu có thay đổi về ngành nghề, DN cần thực hiện thủ tục cập nhật với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh​, điều này giúp hệ thống tính toán chính xác hệ số cảnh báo.

Về quản lý hàng tồn kho chính xác, DN phải đảm bảo rằng số liệu hàng tồn kho luôn được cập nhật thường xuyên và chính xác. Việc quản lý lỏng lẻo hoặc không khớp giữa hàng tồn kho và số liệu khai báo dễ dẫn đến bị cảnh báo sử dụng HĐĐT, đồng thời có thể bị xử lý vi phạm quy định.​

Với báo cáo và giải trình, nếu nhận được cảnh báo từ cơ quan thuế cũng như yêu cầu giải trình theo quy định, DN cần cung cấp ngay các chứng từ chứng minh sự minh bạch trong kinh doanh. Các thông tin liên quan đến hóa đơn, hàng hóa, và doanh thu cần được giải trình đầy đủ và kịp thời.

Rủi ro khi bị phát hiện mua bán hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Việc mua bán hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là hành vi vi phạm nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho DN. Các hình thức xử phạt khi bị phát hiện bao gồm:

Thứ nhất, phạt vi phạm hành chính: DN có thể bị phạt hành chính nếu bị phát hiện sử dụng hóa đơn giả hoặc hóa đơn không hợp pháp. Mức phạt cụ thể tùy thuộc vào mức độ vi phạm và giá trị gian lận được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Thứ hai, đình chỉ hoạt động kinh doanh: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, DN có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn về tài chính và uy tín​.

Thứ batruy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu hành vi mua bán hóa đơn nhằm mục đích gian lận thuế được phát hiện, những người liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ tư, mất uy tín và ảnh hưởng khả năng kinh doanh, huy động vốn: Vi phạm về hóa đơn không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của DN. Các ngân hàng và đối tác sẵn sàng từ chối cấp vốn hoặc hợp tác với các DN vi phạm.​

“Ứng dụng cảnh báo xuất HĐĐT là một công cụ quản lý mới do ngành Thuế phát triển đã chứng minh tính hiệu quả trong áp dụng thực tiễn nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc sử dụng HĐĐT. Đây cũng là cơ sở để DN, hộ kinh doanh có thể căn cứ rà soát các giao dịch mua, bán hàng hóa và việc sử dụng HĐĐT tại cơ sở của mình. 

Do đó, DN, hộ kinh doanh cần nắm rõ và tuân thủ các quy định liên quan như: cập nhật chính xác thông tin đăng ký kinh doanh, quản lý hàng hóa tồn kho, hàng bán ra chặt chẽ,… để tránh rơi vào tình trạng bị cảnh báo, ảnh hưởng thời gian và công sức khắc phục.

Bạn đang đọc bài viết Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu, cảnh báo rủi ro sử dụng hóa đơn điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin
Sáng ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index vươn lên gần sát mức 107 điểm.
Cuối năm - Giai đoạn vàng thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế
Những tháng cuối năm, khi không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, cũng là thời điểm thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây chính là giai đoạn "vàng" để thúc đẩy tiêu dùng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của cả năm.
Đồng USD tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng?
Khi đồng USD tăng giá, thị trường tài chính toàn cầu luôn xáo động, và vàng – tài sản trú ẩn an toàn – cũng không ngoại lệ. Sự tăng giá của USD thường kéo theo sự giảm giá của vàng do mối quan hệ ngược chiều giữa hai loại tài sản này.

Tin mới

Quảng Bình: Khởi tố đối tượng mua bán trái phép hoá đơn trên 40 tỷ đồng
Ngày 14/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã có các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Thị Thuỳ Dương (sinh năm 1985, trú tại TP Đồng Hới) về hành vi Mua bán trái phép hoá đơn quy định tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự.
Chuyển Công an hồ sơ liên quan Khu dân cư Dầu Giây do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai góp vốn
Xác định dự án Khu dân cư đô thị Dầu Giây (hay còn gọi là dự án A1-C1) tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, trong đó Tổng Công ty Cao su Đồng Nai góp nhiều vốn, có “dấu hiệu vi phạm pháp luật”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra để làm rõ.
Hai nhà đầu tư cá nhân bị xử phạt gần 200 triệu đồng vì giao dịch “chui”
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính ông Hoàng Minh Anh Tú và bà Trần Thị Thùy Dương, với mức tiền phạt 187,5 triệu đồng do các vi phạm không đăng ký chào mua cổ phiếu ALT công khai theo quy định; không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với cổ phiếu SMT.