0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 13/04/2025 06:11 (GMT+7)

Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố

Theo dõi KT&TD trên

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 60-70% số lượng cấp xã.

Chiều 12/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu bế mạc hội nghị.

Theo thông tin từ báo Chính phủ, phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 11 khóa 13 chiều 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc sắp xếp này được thực hiện với tinh thần "khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn và có tầm nhìn 100 năm", nhằm mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cho đất nước.

Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố - Ảnh 1
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: VGP

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao nội dungđề xuất nêu tại các Tờ trình, Báo cáo, Đề án thuộcnhóm công việc về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó:

Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh:Việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là quyết sách chiến lược chưa từng có với mục tiêu cao nhất vì sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững của đất nước, chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, chuyển từ quản lý thụ động sang chủ động phục vụ nhân dân, kiến tạo phát triển, đủ năng lực tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trong kỷ nguyên phát triển và thịnh vượng. Việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương lần này được xây dựng trên tinh thần khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn với tầm nhìn xa, trông rộng, ít nhất là 100 năm, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mới phù hợp cho phát triển đất nước.

Chính quyền địa phương sau sắp xếp phải bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, gần dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại, thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững; tạo thế và lực mới cho nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tạo đà và động lực cho phát triển kinh tế, trong đó chú trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân; đẩy nhanh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; chăm lo ngày một tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc sắp xếp lại mô hình, tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ phải thực sự tinh gọn, bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; không hành chính hoá hoạt động, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân theo tinh thần "chú trọng và thực hành dân làm gốc", phải thực sự là "cánh tay nối dài" của Đảng đến từng hộ gia đình, từng người dân; phải chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đoàn viên, hội viên và của Nhân dân.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ và biên chế của hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các quy định về công tác cán bộ ở các cấp, các ngành, địa phương theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tăng cường kiểm soát quyền lực, gắn quyền lực với trách nhiệm cá nhân. Nhận diện, có biện pháp phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây mất đoàn kết, chạy chức chạy quyền, cục bộ bè phái trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, xử lý tài sản công…

Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố - Ảnh 2
Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11, chiều 12/4. Ảnh: TTXVN

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp: cấp Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi); sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các đảng bộ cấp huyện; việc lập tổ chức đảng ở địa phương thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Với mô hình tổ chức hành chính mới, cấp Tỉnh vừa là cấp thực hiện chủ trương, chính sách từ Trung ương, vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố và trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên địa bàn. Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp Tỉnh ban hành; được tăng cường phân cấp phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.

Thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương; chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Đồng ý chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 03 cấp là: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực (hệ thống tòa án và viện kiểm sát quân sự giữ nguyên mô hình hiện nay).

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025; có hiệu lực từ ngày 01/7/2025; quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với kế hoạch, lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập; Trung ương yêu cầu, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai chặt chẽ có hiệu quả các nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế.

Tập trung cao độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, phấn đấu ngay trong năm 2025 phải tháo gỡ triệt để những rào cản, khó khăn, vướng mắc về thể chế để tạo hành lang pháp lý, tạo nền tảng cho phát triển, nhất là các vấn đề liên quan đến đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tạo cơ sở vững chắc, thuận lợi cho cuộc Cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; khơi thông các điểm nghẽn, nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp phân quyền triệt để gắn với tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực hiệu quả; kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước.

Xây dựng, ban hành pháp luật, cơ chế chính sách phải bám sát sự lãnh đạo của Đảng, theo sát tình hình thực tiễn và tính đặc thù của cuộc cách mạng về cơ cấu tổ chức, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí thấp; xử lý triệt để các "điểm nghẽn" về thể chế để biến thành nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về cải cách hành chính, khởi nghiệp sáng tạo để có thể tiến kịp, đi cùng, vượt lên cùng các nước đi trước.

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng, bao gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại thuộc diện sắp xếp, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Một số phương án sáp nhập đang được nghiên cứu như Đà Nẵng và Quảng Nam; Bắc Giang và Bắc Ninh; Hải Phòng và Hải Dương; Lào Cai và Yên Bái...

Sơn Hà

Bạn đang đọc bài viết Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt và hành trình Xanh hóa: Xu hướng hay cuộc cách mạng?
Giữa bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về nhận thức tiêu dùng, nông sản Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc thay đổi lớn. "Xanh hóa" không còn là khái niệm xa lạ mà đang dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp nước nhà.
Nhận diện các chiêu trò lừa đảo online tinh vi nhất hiện nay
Thế giới số hóa mang đến vô vàn tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro ngày càng tinh vi. Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không ngừng tiến hóa, sử dụng công nghệ hiện đại và thủ thuật tâm lý tinh tế để đánh lừa ngay cả những người dùng internet thông thạo nhất.
Không khí kỷ niệm lan tỏa trong các quán cà phê tại Sài Gòn
Khi Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một không khí đặc biệt không chỉ hiện diện trên các tuyến đường hay công trình công cộng mà còn len lỏi vào từng góc nhỏ của đời sống thường nhật.

Tin mới

Khẩn trương trình ban hành Nghị quyết sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng tiến độ, yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương.
Giá vật liệu xây dựng liên tục tăng
Những tưởng cát, thứ vật liệu tưởng chừng như vô tận và bình dị, lại đang nổi lên như một cơn bão ngầm, càn quét qua ngành xây dựng và đời sống của người dân miền Trung, đặc biệt tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
Dòng tiền đang chảy về đâu trên thị trường bất động sản trong năm 2025?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 đang chứng kiến những chuyển biến đáng chú ý trong dòng chảy vốn đầu tư. Sau giai đoạn trầm lắng và điều chỉnh sâu, những tín hiệu phục hồi đã bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn với sự quan tâm có chọn lọc của các nhà đầu tư.
Mua sắm online: Nhanh, tiện nhưng rủi ro ngày càng lớn
Không thể phủ nhận, mua sắm online đang ngày càng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hiện đại. Chỉ với vài cú nhấp chuột hoặc thao tác trên điện thoại, người tiêu dùng có thể sở hữu món hàng mình yêu thích mà không cần bước chân ra khỏi nhà.
Nông sản Việt và hành trình Xanh hóa: Xu hướng hay cuộc cách mạng?
Giữa bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về nhận thức tiêu dùng, nông sản Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc thay đổi lớn. "Xanh hóa" không còn là khái niệm xa lạ mà đang dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp nước nhà.
Nhận diện các chiêu trò lừa đảo online tinh vi nhất hiện nay
Thế giới số hóa mang đến vô vàn tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro ngày càng tinh vi. Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không ngừng tiến hóa, sử dụng công nghệ hiện đại và thủ thuật tâm lý tinh tế để đánh lừa ngay cả những người dùng internet thông thạo nhất.