0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/03/2024 10:45 (GMT+7)

Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho biết, trong hai tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 145.400 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng.  
Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng.

Theo đó, nhiều chỉ tiêu còn tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023 như: Xăng dầu tăng 23,5%; sản xuất điện tăng 11%; LPG tăng 6,7%; sản xuất đạm tăng 2,1%; Polypropylen tăng 8,5% và NPK tăng 2,6 lần.

Tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cũng hoàn thành vượt mức từ 16 - 26% kế hoạch, tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 145.400 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 20.100 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn đạt 3.140 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch 02 tháng (3.860 tỷ đồng), tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá trị thực hiện đầu tư toàn tập đoàn hai tháng đầu năm đạt 3.140 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch và tăng gần 59% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn ước đạt trên 7.000 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch.

Tính đến ngày 31/12/2023, quy mô tổng tài sản của PVN đạt 42,5 tỷ USD (998.000 tỷ đồng).

Tập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn đặc thù như biến động tại các trung tâm năng lượng lớn trên thế giới và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, tốc độ dịch chuyển năng lượng biến động nhanh, biến động lớn về cung cầu và giá cả các sản phẩm năng lượng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tập trung tháo gỡ, giải quyết nhiều việc lớn và khó trong những năm qua như các dự án đầu tư khó khăn gồm Nhiệt điện Thái Bình 2, chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, từng bước tháo gỡ khó khăn của dự án liên hợp lọc dầu Nghi Sơn.

Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng - Ảnh 1

Sang năm 2024, Petrovietnam tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tổ chức thực hiện chiến lược và triển khai đề án tái cơ cấu đồng bộ với tối ưu mô hình và hiện đại hóa hệ thống quản trị, hệ thống kiểm soát rủi ro của Tập đoàn với mục tiêu xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực.

Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chú trọng quản trị tài năng gắn với đề án tái tạo và nâng tầm văn hóa Petrovietnam. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và quản trị làm mới, nâng cao hiệu quả động lực truyền thống, bổ sung các động lực mới gắn với dịch chuyển mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng dịch chuyển năng lượng, chuyển đổi xanh.

Đồng thời, triển khai mạnh các phương thức quản trị mới gồm quản trị biến động, quản trị chuỗi giá trị, quản trị hệ sinh thái trong và ngoài Tập đoàn; mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh quốc tế dựa trên quan hệ thương mại và ngoại giao của đất nước.

Ngoài ra, quản trị danh mục đầu tư, tài chính, tập trung triển khai các dự án lớn, xử lý triệt để các dự án, doanh nghiệp khó khăn. Tập đoàn cũng tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, đặc biệt là những lĩnh vực năng lượng mới.

Theo Chủ tịch PVN, đánh giá của Tổ chức FiinRatings cho thấy, Petrovietnam có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các hoạt động của Tập đoàn có ảnh hưởng trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng Việt Nam, là năm thứ 5 liên tiếp, Tập đoàn được đánh giá tín nhiệm độc lập mức BB+.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.