0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 21/01/2025 14:35 (GMT+7)

Trách nhiệm bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trong đó quy định trách nhiệm, địa điểm quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Trách nhiệm bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Ảnh minh họa.

Địa điểm quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Dự thảo quy định, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng để duy trì chất lượng, tính năng hoạt động của phương tiện, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, bến cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm điều kiện tương ứng theo quy định.

Nhà, kho, bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thông dụng và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Nhà, kho để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;

b) Bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, có hệ thống hàng rào bảo vệ, bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.

Bến, âu thuyền, bến cảng để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; đối với bến thủy nội địa ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.

Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được bố trí trong nhà; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí tại bến bãi bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác phải được bố trí ở nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này hoặc trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng và quản lý an toàn, bảo đảm trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa sử dụng phải được bảo quản trong kho hoặc nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản đúng quy định theo từng chủng loại.

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bảo dưỡng thường xuyên

Dự thảo cũng quy định trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, việc bảo quản, bảo dưỡng phải được thực hiện hằng ngày, trước, trong hoặc sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện.

Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục IV, V, VI, VII, VII, VIII, IX, X kèm theo Thông tư này.

Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.

Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Dự thảo quy định, bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất, các bước trong quy trình bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải do thợ máy, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn phù hợp đảm nhận.

Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu.

Trách nhiệm của người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Dự thảo đề xuất người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:

Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.

Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Trách nhiệm bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán
Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh-sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế
Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Sự kết hợp tuyệt vời giữa trà và hoa
Sự kết hợp giữa trà và hoa không chỉ nâng cao hương vị mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Các loại hoa như nhài, cúc, sen, hồng và oải hương khi kết hợp với trà xanh, ô long, trà đen tạo ra những thức uống không chỉ thơm ngon mà còn giúp thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Nhà xây dựng không phép được tiếp tục thi công khi nào?
Đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng và hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép mà đang thi công, thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải đề nghị điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.
Tết Ất Tỵ, VPBank tặng cơn mưa quà tặng lên tới 25 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân
Hàng triệu phần quà độc đáo, hấp dẫn trị giá lên tới hơn 25 tỷ đồng sẽ được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dành tặng cho khách hàng thông qua chương trình “Phiên Tết Thịnh Vượng - Lộc xuân như ý”. Chương trình diễn ra từ nay đến 31/3/2025 nhằm tri ân khách hàng đã gắn bó cùng ngân hàng
SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch; Tỷ lệ CASA lên tới 19,4% tổng huy động; Tăng trưởng tín dụng đạt 20,42%; Nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất tại Việt Nam.