0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 15/01/2025 08:58 (GMT+7)

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Ảnh minh họa.

Bộ Công an cho biết, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm, mức xử phạt, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt trên cơ sở quy định mới của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy… và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Các mức phạt cũng được rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao mức xử phạt để tăng tính răn đe. Đồng thời, rà soát bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với tình hình thực tiễn và khả thi trong thực hiện.

Không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở bị phạt đến 20 triệu đồng

Dự thảo Nghị định đề xuất quy định cụ thể hành vi và mức phạt vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không duy trì đủ số lượng người trực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định; b) Thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định; c) Không cử người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu; b) Không phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở không thuộc diện phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; c) Không bảo đảm, duy trì điều kiện hoạt động đối với Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định; b) Không thực hiện trực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở theo quy định.

Hàn, cắt mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy bị phạt từ 10-15 triệu đồng

Dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và mức phạt. Cụ thể, hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm; Hàn, cắt mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Dự thảo cũng đề xuất phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định trên khi để xảy ra cháy.

Không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy bị phạt đến 30 triệu đồng

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cũng được dự thảo đề xuất quy định cụ thể. Theo đó, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy theo quy định.

Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng dự kiến được áp dụng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; b) Không duy trì hoặc không bảo đảm hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Hành vi không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định dự kiến bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà.

Phạt đến 3 triệu đồng nếu sắp xếp vật tư, hàng hóa làm cản trở lối thoát nạn

Dự thảo đề xuất mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Lắp gương trên đường thoát nạn; cửa trên lối ra thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn theo quy định; bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác làm cản trở lối thoát nạn, đường thoát nạn.

Hành vi thay đổi kích thước, số lượng cửa trên lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thay đổi kích thước, số lượng của lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định; khóa, chèn, chặn cửa trên lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng đối với lối thoát nạn, đường thoát nạn theo quy định. Mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, đi xe máy không gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, xe máy khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu bên trái để bảo đảm tầm nhìn, sự quan sát cho người điều khiển phương tiện. Có nghĩa là, xe máy bắt buộc phải có gương bên trái, không bắt buộc phải có 2 gương hai bên.
Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Tin mới

Hoa sen: Biểu tượng tinh tế trong ẩm thực và văn hóa Việt Nam
Hoa sen không chỉ là biểu tượng của sự thanh tao trong văn hóa Việt, mà còn là nguyên liệu quý giá trong ẩm thực. Từ những món ăn cung đình đến món ăn dân dã, hoa sen luôn mang đến hương vị đặc biệt, kết hợp hoàn hảo giữa dinh dưỡng và vẻ đẹp tinh tế của văn hóa Việt.