0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/04/2025 18:02 (GMT+7)

Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Trà sen được coi là một loại danh trà công phu bậc nhất trong dòng trà ướp hương. Nghề làm trà sen ở Quảng An có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử

và minh chứng cho quá trình khai phá, tận dụng lợi thế của tự nhiên của con người nơi đây với giống sen bách diệp và biến nó trở thành danh trà của người Việt.

Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024.  
Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024.

Ngày 15-4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.

Theo đó, thành phố Hà Nội đã trao công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống”, “Làng nghề truyền thống” và “Làng nghề Hà Nội” cho 14 làng. Trong đó, có làng nghề ướp trà sen Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ).

Nằm nép mình bên Hồ Tây, phường Quảng An từ lâu đã nổi danh với nghề ướp trà sen – một kỹ nghệ cầu kỳ đòi hỏi sự tinh tế, kiên nhẫn và tình yêu đối với từng cánh trà, nhụy sen. Mỗi vụ sen nở vào đầu hè, những người thợ lành nghề lại thức dậy từ mờ sớm, chọn từng bông sen mới nở để lấy gạo sen – phần tinh túy nhất của hoa. Sau đó, gạo sen được trộn với trà xanh Tân Cương hoặc Thái Nguyên theo một tỉ lệ bí truyền, ướp trong nhiều lớp hoa để hương sen thấm sâu vào từng sợi trà. Quy trình kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, tùy theo yêu cầu của người ướp và chất lượng trà mong muốn.

Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024 - Ảnh 1

Trà sen Quảng An không chỉ là một sản phẩm hàng hóa, mà còn là một biểu tượng văn hóa gắn liền với phong cách thưởng trà thanh lịch của người Hà Nội xưa. Từng chén trà sen Hồ Tây mang theo hương vị của đất trời, của bàn tay cần mẫn và của một truyền thống đang được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Việc nghề trà sen được công nhận là làng nghề truyền thống lần này là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng làm nghề.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử được công nhận, trà sen Quảng An đang đứng trước cơ hội mới để khẳng định vị thế và vươn xa hơn, không chỉ là một sản phẩm đặc sản mà còn là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội, góp phần làm phong phú bức tranh làng nghề truyền thống của Thủ đô.

Được biết, cũng trong dịp này, Thành phố Hà Nội đã trao công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống", "Làng nghề truyền thống" và "Làng nghề Hà Nội" cho 14 làng. Trong đó, làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây), làng nghề mộc Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ), làng nghề may Chung Chản (xã Vân Từ, huyện Phúc Xuyên) được công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội"; Làng nghề thêu thôn Cổ Chất (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín); làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ và Giẽ Thượng (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên) được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống…

Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024 - Ảnh 2

Hiện nay Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; bên cạnh các làng nghề, Hà Nội hiện có 1.336 HTX nông nghiệp đang hoạt động; có 1.574 trang trại; 172 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 14 nghìn sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode); Thành phố đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP (chiếm 21,3% của cả nước), trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao; là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.

Trong thời gian tới, Sở NN&MT đề nghị Văn phòng Nông thôn mới Trung ương tiếp tục quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ Hà Nội trong việc đánh giá công nhận sản phẩm 5 sao. Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với Sở NN&MT Hà Nội trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Hà Nội ở thị trường trong nước và quốc tế. Văn phòng điều phối Nông thôn mới Thành phố tập trung triển khai chương trình OCOP cần đi vào chiều sâu, thực chất, lựa chọn các sản phẩm thế mạnh, chủ lực để hỗ trợ đẩy mạnh phát triển. Tăng cường tổ chức các sự kiện, phối hợp với các tỉnh thành trong nước cũng như các sự kiện quốc tế để quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Trà sen Quảng An nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gỡ nút thắt hạ tầng – thể chế để logistics Việt Nam cất cánh
Hạ tầng logistics của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể với việc đầu tư xây dựng nhiều cảng biển hiện đại, mở rộng hệ thống đường cao tốc và phát triển các trung tâm logistics. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, hạ tầng logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Tin mới

Gỡ nút thắt hạ tầng – thể chế để logistics Việt Nam cất cánh
Hạ tầng logistics của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể với việc đầu tư xây dựng nhiều cảng biển hiện đại, mở rộng hệ thống đường cao tốc và phát triển các trung tâm logistics. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, hạ tầng logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.