0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 03/01/2024 06:43 (GMT+7)

Tiềm lực doanh nghiệp thực hiện dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hạ Long

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 1/1/2024, UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh cùng với Tập đoàn Việt Phát đã khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hạ Long. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 năm xây dựng.

Theo đó, Trung tâm Thương mại TP. Hạ Long được xây dựng tại phường Bãi Cháy có tổng diện tích trên 13ha. Trong đó, diện tích quy hoạch trung tâm thương mại là 9,1ha. Diện tích đầu tư hạ tầng giao thông đấu nối là 3,92ha. Tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng.

Doanh nghiệp thực hiện dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hạ Long có tiềm lực tài chính thế nào?  
Doanh nghiệp thực hiện dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hạ Long có tiềm lực tài chính thế nào?

Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng một Trung tâm thương mại hạng I với tổng diện tích sàn 208 nghìn m2, bao gồm các tiện ích: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, khu vui chơi cho trẻ em và không gian bán hàng đã được đầu tư hoàn thiện. Công suất thiết kế có thể đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan và mua sắm một năm. Dự kiến sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án sẽ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.500 lao động.

Với tổng diện tích sàn 208.000m2, khi hoàn thành đây sẽ là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc. Dự án bao gồm các tiện ích: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, khu vui chơi cho trẻ em và không gian bán hàng đã được đầu tư hoàn thiện.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành thủ tục hành chính liên quan vào quý 1/2024; thi công xây dựng công trình từ quý I/2024 đến quý IV/2025 và sẽ đưa vào hoạt động từ quý IV/2025 đến quý I/2026.

Đối tác hợp tác thực hiện dự án này với Việt Phát là Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam thuộc tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản, là tập đoàn chuyên phát triển về trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

Trong những năm qua, Việt Phát cùng Aeon Mall đã và đang hợp tác phát triển nhiều trung tâm thương mại ở các tỉnh thành và đã thành công đưa trung tâm thương mại Aeon Mall Lê Chân Hải Phòng đi vào hoạt động năm 2020.

Việt Phát và Aeon Mall ký kết hợp đồng hợp tác phát triển Trung tâm thương mại Hạ Long  
Việt Phát và Aeon Mall ký kết hợp đồng hợp tác phát triển Trung tâm thương mại Hạ Long

Được biết, Việt Phát Group thành lập vào tháng 12/2018, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP. HCM.

Khi mới thành lập, Việt Phát Group có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: Ông Nguyễn Văn Bình (góp 277,5 tỉ đồng, tương đương 55,5% VĐL), bà Lê Thị Thanh Lệ (phu nhân của ông Bình, nắm giữ 12% VĐL), ông Nguyễn Xuân Trường (12,5% VĐL), ông Mai Quang Hợp (10,5% VĐL) và ông Nguyễn Văn Đức (9,5% VĐL).

Cả 5 thể nhân trên đều là nhân sự cấp cao của CTCP Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (Mã CK: VPG).

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Bình (SN 1973) là Chủ tịch HĐQT VPG. Bà Lê Thị Thanh Lệ (SN 1980) – phu nhân của ông Bình – đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc VPG. Ông Nguyễn Văn Đức (SN 1985) là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VPG.

Trong khi đó, ông Mai Quang Hợp (SN 1982) từng có thời gian là Phó Tổng Giám đốc VPG (từ năm 2014 đến tháng 10/2019).

Ông Nguyễn Xuân Trường (SN 1975) hiện là Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Bất động sản Việt Phát – doanh nghiệp do Chủ tịch HĐQT VPG Nguyễn Văn Bình và phu nhân Lê Thị Thanh Lệ nắm chi phối.

Hiện tại, hoạt động chính của Việt Phát là kinh doanh, xuất nhập khẩu và cung cấp quặng sắt và than cho các nhà máy thép và nhà máy nhiệt điện, cùng với một số dịch vụ như vận tải, kho bãi… Đây là nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu của nhiều nhà máy thép lớn như Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên, DONGBU, SAMINA…

Ở lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo thường niên năm 2022, Việt Phát đang là chủ đầu tư 5 dự án tại TP. Hải Phòng và Hà Nội. Đầu tiên là khu nhà ở thương mại tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân (tên thương mại là Việt Phát South City) với quy mô hơn 2,4ha, tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, bao gồm 174 căn nhà thấp tầng.

Tiếp đến là dự án Bắc Sông Cấm với quy mô khoảng 76,5ha; dự án Cảng thủy nội địa Việt Phát tại xã Kim Liên, huyện Kim Thành, Hải Dương với quy mô gần 10ha, tổng mức đầu tư 257 tỷ đồng. Bên cạnh đó là cụm công nghiệp Đò Nống tại An Dương, Hải Phòng (47 ha, 660 tỷ đồng); toà nhà số 2 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và dự án phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị tại 80 Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng (800 tỷ đồng)...

Cập nhật đến ngày 19/7/2023, công ty này có vốn điều lệ đạt 1.768 tỉ đồng. Vị trí Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do bà Nguyễn Thị Ngọc (SN 1979) đảm nhiệm.

Ngoài Việt Phát Group, bà Ngọc còn đang đứng tên đại diện tại CTCP Thương mại Phát triển Sài Gòn 268 (Sài Gòn 268) và CTCP Đầu tư Sài Gòn MIA.

Trong đó, Sài Gòn 268 là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại An Sinh (tên thương mại là Happy Home) có quy mô hơn 80ha, nằm trong khu quy hoạch tổng thể 194ha ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP. Cà Mau.

Trong nhóm cổ đông của Việt Phát Group có ông Nguyễn Văn Bình, hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (mã chứng khoán: VPG), với số vốn điều lệ hơn 842 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, quý III/2023, VPG ghi nhận doanh thu đạt 2.034 tỷ đồng tăng gần 40% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế thu về 24,5 tỷ đồng tăng 66.4%. Kết thúc 9 tháng năm 2023, doanh nghiệp này đạt 5.603 tỷ đồng doanh thu và gần 77% lợi nhuận sau thuế.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Tiềm lực doanh nghiệp thực hiện dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hạ Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.